- 1 loại quả từ ngàn đời ở Việt Nam: Trung Quốc coi là thuốc quý, người Việt mang đi xuất khẩu giá cao
- Lạ kỳ thị trấn thiếu oxy trầm trọng, rác chất thành núi nhưng người người ùn ùn kéo tới ở
- Loại quả nhiệt đới của Việt Nam "cháy hàng" ở Trung Quốc: Cơ hội rất lớn nhưng không ít đối thủ cạnh tranh
- Thứ hạt là "vua của các loại quả khô", phụ nữ ăn sẽ trẻ lâu và ngừa bệnh tiểu đường
Ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản có một loại cây thân leo, bám trên tường hoặc cây khác, nhìn khá giống với mùng tơi. Loại cây này vì có vẻ ngoài giống với loại rau quen thuộc nên nhiều người không mấy quan tâm đến nó. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, loại cây này đã giúp người nông dân thu về món hời rất lớn.
Loại cây kể trên có tên gọi là mồng tơi củ, hay còn gọi là mồng tơi Nhật Bản thường được trồng làm cây cảnh. Thân dây của mồng tơi củ thường trổ ra những "củ" nhỏ nên nó được đặt tên như vậy. Vì có nhiều củ bám trên thân nên dây mồng tơi củ rất năng, khi mọc kín có thể kéo đổ cây to mà nó quấn vào.
Mồng tơi củ là cây dây leo, lá mọng thuộc họ mồng tơi. Mồng tơi củ có lá xanh quanh năm, cây mọc từ thân rễ. Lá của nó có màu xanh lục, dày, hình tim, láng mặt và dài khoảng 4-13 cm. Vào mùa thu cây ra hoa màu trắng, nhỏ li ti, mọc thành chùm dài đến 30 cm. Hoa có mùi thơm.
Mồng tơi củ dễ mọc lan vì sinh sản bằng củ và thân rễ, dù chỉ một mẩu nhỏ cũng có thể mọc thành cây mới. Tuy nhiên cây có ra hoa cái và hoa đực nên cũng có thể sinh sôi bằng hạt. Mồng tơi củ có xuất xứ từ Nam Mỹ, vì thế chúng cũng hiện diện ở cả châu Phi, Úc, châu Âu và Bắc Mỹ và châu Đại dương.
Loại cây này có thể trồng quanh năm, chịu được bóng râm và không ưa nắng gắt. Ở những khu vực ấm áp, ẩm ướt, tốc độ sinh trưởng của mồng tơi củ sẽ nhanh hơn. Ở nhiều nước, lá của mồng tơi củ được dùng để nấu ăn. Nó có thể nấu canh, xào hoặc hầm cùng gà, sườn lợn hoặc trộn salad.
Mồng tơi củ không chỉ là một loại cây cảnh, chúng còn là một loại thảo dược quý hiếm. Tất cả những bộ phận của loại cây này đều có thể sử dụng làm thuốc nhưng người ta thường dùng củ của nó. Đặc biệt, củ của nó rất giống với củ gừng. Củ này có thể ăn sống. Củ hình u, đường kính 0,5-3cm, bề mặt có màu nâu xám. Củ rất chắc và giòn, dễ gãy. Mặt cắt ngang của củ có màu vàng xám hoặc trắng nhạt, hơi bột, ăn vào vị hơi đắng.
Có thể nói, mồng tơi củ là loại cây trồng một lần và cho thu hoạch trong nhiều năm. Cây sống rất khỏe, ít bệnh, có thể chịu được rét, ở nhiệt độ cao thì nó sinh trưởng kém hơn. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng là 17 đến 25 độ C. Củ của nó có thể phát triển tới 15 cm, sau 2 tháng là có thể thu hoạch. Nếu thời tiết tốt, củ mồng tơi củ sẽ đạt tới sản lượng là 3.000 đến 4.000kg mỗi năm.
Khi chế biến thành dược liệu, củ của mồng tơi Nhật Bản có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm đau rất tốt. Ngoài ra, củ mồng tơi Nhật Bản có thể chữa bệnh tiểu đường, viêm đại tràng, trị bệnh phổi, giúp hạ huyết áp và dùng trong điều trị ung thư… Nó rất thích hợp dùng cho các vận động viên, người trung niên, người già. Trên thực tế, có rất nhiều bác sĩ đông y thích sử dụng củ mồng tơi củ trong điều trị các loại bệnh bởi dược tính của nó mạnh hơn nhiều so với các loại khác.
Tại Trung Quốc, giá của củ mồng tơi củ khá cao, dao động từ 200 đến 300 NDT (680.000 đến hơn 1 triệu đồng) trên 1kg. Nguyên nhân chính là bởi mồng tơi củ được trồng ở nông thôn, chi phí vận chuyển lên thành phố đã khiến giá thành của nó đội lên khá nhiều. Củ mồng tơi củ hoang dã thì giá càng cao hơn bởi tác dụng của chúng cũng tốt hơn.
Nguồn: Sohu
Tags