Bản thảo "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" còn nguyên bút tích của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đĩa vàng ghi danh tài năng của NSND Đặng Thái Sơn tại cuộc thi piano quốc tế cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ X (tháng 10 năm 1980) ở Warszawa (Ba Lan), bản thảo viết tay của tác giả nổi tiếng như Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Sáng... là những hiện vật, tư liệu quý được giới thiệu trong triển lãm "50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc".
Trưng bày bản thảo “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” còn nguyên bút tích của nhạc sĩ Phạm Tuyên
Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) vừa diễn ra tại Hà Nội, triển lãm "50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc" trưng bày, giới thiệu tới người xem hàng trăm hình ảnh, tài liệu, hiện vật ghi dấu các sự kiện, các tác giả - tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao.
Bản thảo "Như có Bác trong ngày đại thắng" còn nguyên bút tích nhạc sĩ Phạm Tuyên
Đặc biệt, trong đó có bản thảo bài hát được người dân Việt Nam yêu mến, hát trong mọi ngày vui của đất nước – "Như có Bác trong ngày vui đại thắng". Bản thảo bài hát còn nguyên bút tích của nhạc sĩ Phạm Tuyên, cho thấy tác phẩm có tính dự báo khi ra đời 2 ngày trước ngày thống nhất dân tộc 30-4-1975.
Thiếu tướng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết: Bắt đầu ngày 26 là chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày 28 Phạm Tuyên đã viết bài Như có Bác Hồ, bút tích của ông vẫn còn đầy đủ... Thì chúng ta thấy rằng là văn nghệ sỹ đã có dự báo tính dự báo trong trong sáng tạo của mình rất chính xác việc đó. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng là một trong những bài lọt vào bình chọn 50 tác phẩm tiêu biểu trong 50 năm.
Một hiện vật quý nữa được giới thiệu là đĩa vàng ghi danh tài năng của NSND Đặng Thái Sơn tại cuộc thi piano quốc tế cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ X (tháng 10 năm 1980) ở Warszawa (Ba Lan).
Thiếu tướng, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam nói rằng: Đĩa vàng duy nhất của Việt Nam có một cái. Giải thưởng piano Chopin trao tặng, đấy là niềm tự hào riêng của Sơn, là niềm tự hào của dân âm nhạc chúng ta và tự hào của dân tộc ta đã có mặt ngôi sao âm nhạc, về lĩnh vực thứ trí tuệ, trí tuệ, về âm nhạc, đặc biệt là giải thưởng của Chopin thứ có lẽ rất nhiều người tôi luôn chỉ ước mơ để được xem là chứ chưa nói đến chuyện đấy là dân làm nhạc, không phải nước nào cũng có những người như anh Sơn thì Việt Nam rất tự hào. Hôm nay trưng bày cái việc mà Bộ Văn hóa với Ban Tuyên giáo Trung ương phải trưng bày tại triển lãm thành tựu 50 năm. Điều này gây ra giới Văn học nghệ thuật rất xúc động và đặc biệt là tự hào và mong rằng chúng ta sẽ có nhiều những ngôi sao tiếp theo truyền thống của mình.
Ở lĩnh vực văn học, triển lãm giới thiệu các hiện vật, tư liệu quý như Cuốn "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bản tiếng Trung - Việt); sổ ghi chép của nhà văn Chu Lai; bản thảo viết tay các tác phẩm của các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Quang Sáng; Lưu Quang Vũ; Xuân Quỳnh, Nguyễn Trọng Tạo...
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: Có một điều rất tiếc rằng các nhà văn hiện nay trong nhà văn trẻ, nay tất cả thậm chí những nhà văn có tuổi họ đều viết trên máy vi tính và những bản viết tay này nó vô cùng quý giá. Hiện nay, Bảo tàng Văn học Việt Nam có khoảng hơn 60.000 hiện vật của các nhà văn thế hệ trước, những nhà văn rất tên tuổi những nhà văn thực sự làm ra nền Văn học Việt Nam hiện đại và chúng tôi lưu trữ đó. Chúng tôi vẫn tiếp tục, bảo tàng văn học của Hội nhà văn Việt Nam vẫn tiếp tục để kiếm tìm, để thu thập, để gìn giữ những bản thảo viết tay đó. Nó cho thấy một thời đại nó cho thấy cảm xúc thấy một điều gì đó cực kỳ thiêng liêng và nó ẩn chứa trong đó những thông điệp ngoài thông điệp của nội dung tác phẩm văn học.
Triển lãm "50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc" mang tới những hình ảnh, tư liệu văn học nghệ thuật ghi dấu ấn trong 50 năm qua. Mỗi hiện vật, tác phẩm trưng bày không chỉ mang dấu ấn sáng tạo của mỗi văn nghệ sĩ còn là lát cắt lịch sử phản ánh chặng đường phát triển của dân tộc từ khi đất nước thống nhất, và từ thời kỳ đổi mới đến nay. Triển lãm cũng cho thấy, 50 năm qua, văn nghệ sĩ Việt Nam đã "kề vai sát cánh", "đồng tâm, hiệp lực", cùng nhau thực hiện sứ mệnh cao cả và trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang với Tổ quốc và Nhân dân../.