- Nhà báo Mỹ nghiện 1 đặc sản Việt Nam, luôn ráo riết "truy lùng": Tất cả bắt đầu từ lời mời của chủ quán - "Này anh béo!"
- Anh chàng Tây mê bún chả Việt Nam tới nỗi mải mê "uống" luôn bát nước chấm, dân mạng xem xong phải bật cười vì quá dễ thương
- Phóng viên nước ngoài say đắm "biểu tượng ẩm thực Việt Nam": Chỉ cần nếm thử, lập tức tâm trí như được dạo chơi ngoài biển xa!
Ít người biết rằng, các bảo vật được Trung Quốc trưng bày công khai chỉ là một phần rất nhỏ trong kho báu dưới lòng đất của nước này.
Theo Science Info, Tử Cấm Thành (hay Cố Cung) được xây dựng từ năm 1406, sở hữu diện tích gần 789.000 mét vuông với hàng nghìn gian phòng. Nơi đây đã trải qua 24 đời đế vương, cất giữ hơn 1 triệu báu vật. Do đó, sẽ không hề quá lời nếu quần thể cầu trúc này được ví như nơi cất giấu số kho báu lớn nhất lịch sử Trung Quốc.
Trên thực tế, mấy nghìn văn tự cổ đang được trưng bày công khai tại đây chỉ chiếm 1% trong tổng số các bảo vật đang được Trung Quốc lưu giữ. Vậy gần 99% còn lại của kho báu khổng lồ đang được cất giữ ở đâu?
Đáp án cho câu hỏi ấy nằm ngay bên dưới những viên gạch lát của Tử Cấm Thành, hầu hết các cổ vật không được trưng bày công khai đều được lưu giữ trong kho văn vật dưới lòng đất.
Đáng nói, theo Science Info, giới chuyên gia nhận định rằng, nếu tất cả những cổ vật này được công khai thì giá trị ước tính của kho báu ấy thậm chí có thể "đủ mua toàn bộ châu Âu".
Rốt cuộc dưới lòng đất của Tử Cấm Thành đang cất giữ những bảo vật gì mà giá trị lại khổng lồ đến vậy?
Cốc Vĩnh Cố
Cốc Vĩnh Cố là chiếc cốc uống rượu tạo tác từ vàng, được Hoàng đế Càn Long yêu cầu chế tác nhân dịp sinh thần tuổi 30 của mình.
Cốc Vĩnh Cố cao 12.5cm, bán kính 8cm, được chạm trổ tinh xảo, trên thân khảm ngọc và đá quý. Sau này, Cốc Vĩnh Cố vẫn được các Hoàng đế nhà Thanh ngự dùng trong những buổi lễ khai bút đầu năm và được xem như "trấn quốc chi bảo" của triều đại này.
Phỉ Thúy dưa hấu
Theo nhiều nguồn tài liệu ghi chép lại, phỉ thúy hình dưa hấu được ví là bảo vật "độc nhất vô nhị trong thiên hạ".
Năm xưa, Tây Thái hậu Từ Hi vô cùng yêu thích bảo vật này, bà thường cất giữ trong chiếc tủ kiên cố nhất và sai 3 thái giám thân tín canh giữ. Khi Tây Thái hậu Từ Hi qua đời, phỉ thúy dưa hấu đã được thái giám Lý Liên Anh sắp xếp an táng trong lăng mộ Lão Phật gia.
Mũ phượng của Thái hậu
Nhiều bảo vật quý giá trong kho báu dưới lòng đất của Tử Cấm Thành từng thuộc quyền sở hữu của Từ Hy Thái hâu. Điều này không có gì khó hiểu, bởi từ lúc sinh thời, bà đã có niềm đam mê đặc biệt với các loại châu báu, ngọc ngà.
Trong số những bảo vật đó, phải kể tới mũ phương của Tây Thái hậu. Chiếc mũ này được trang trí với 9 con phượng hoàng, miệng mỗi con ngậm một viên dạ minh châu.
Các văn vật nghệ thuật vô giá
Bên cạnh những cổ vật được tạo tác từ các nguyên liệu quý, trong Tử Cấm Thành hiện nay còn lưu giữ hơn 156.000 văn vật giấy, trong đó có 53.000 tác phẩm hội họa, 75.000 bức thư pháp cùng 28.000 mẫu chữ khác.
Đáng nói, trong số hàng trăm nghìn tác phẩm nghệ thuật này, có không ít những bức bích họa, thư pháp vô cùng nổi tiếng như Thanh minh thượng hà đồ, Thiên lý giang sơn đồ, Bộ Liên đồ...
Cùng nhiều cổ vật quý giá khác
Bảo tàng dưới lòng đất ở Tử Cấm Thành còn lưu giữ vô số cổ vật quý giá, trong đó nhiều nhất là đồ gốm sứ với hơn 367.000 cổ vật, chiếm số lượng lớn nhất là gốm sứ Cảnh Đức.
Tử Cấm Thành cũng là nơi lưu giữ nhiều cổ vật đồ đồng nhất trên thế giới, với tổng cộng 16.000 cổ vật. Nơi đây còn bảo quản hơn 11.000 đồ vàng bạc, 19.000 cổ vật sơn mài, hơn 6.600 đồ tráng men, 11.000 đồ mỹ nghệ, 6.200 cổ vật cung đình thời Minh – Thanh…
Theo dữ liệu thống kê được công khai, tổng số cổ vật được trưng bày và cất giữ dưới lòng đất ở Tử Cấm Thành đã lên tới hơn 1.800.000 cổ vật.
Thế nhưng mỗi năm, nơi đây chỉ trưng bày hơn 10.000 loại. "Như thế, muốn xem hết toàn bộ kho báu của Tử Cấm Thành, hậu thế sẽ phải mất tới… 180 năm" - Science Info nhận định.
Tags