- 'Dưới bóng cây hạnh phúc': Nàng dâu đáng ghét hóa ra cũng có nhiều điểm tốt
- 3 kiểu đàn ông bên ngoài tình cảm nhưng bên trong có thể rắp tâm lừa dối bạn: Mở cửa xe, kéo ghế cho phụ nữ là một biểu hiện!
- Chồng không mở cửa xe, không gạt chỗ để chân nhưng vẫn 10 năm hạnh phúc: Người ta sống với nhau mỗi ngày, chẳng lẽ không tự biết tốt xấu!
Chuyện làm dâu vẫn luôn là chủ đề được cộng đồng mạng bàn tán, tranh luận sôi nổi.
Bộ phim “Dưới bóng cây hạnh phúc” hiện đang phát sóng trên VTV1 và nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Bởi bên cạnh dàn diễn viên quen mặt, câu chuyện của từng nhân vật trong phim cũng đều được lấy chất liệu từ cuộc sống đời thường, khiến ai cũng cảm thấy tìm được chính mình trong đó.
Đặc biệt, các tình tiết xoay quanh chuyện làm dâu của nhân vật Son (Kim Oanh thủ vai) gây ra không ít tranh luận trên MXH. Theo đó, Son là người một mình gồng gánh mọi công việc bên nhà chồng, song, cô vẫn bị đối xử bất công. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người bàn tán lại đến từ lời khuyên, cách dạy con gái của mẹ Son.
Mẹ Son cho rằng, con gái làm dâu phải biết nhẫn nhịn, dĩ hoà vi quý vì “một điều nhịn là chín điều lành”. Hơn nữa, phận làm dâu dù có bức xúc đến đâu cũng không thể cứ nói thẳng ra suy nghĩ của mình. “Mẹ nói thế cũng là vì con, cuộc sống làm dâu không phải mọi thứ đều theo ý mình. Nếu có bức xúc chuyện gì, con cứ nói toẹt ra chỉ sướng mồm lúc đấy thôi, còn về sau thế nào?”, mẹ Son dặn dò con gái.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình, không ít cộng đồng mạng cho rằng cách dạy con của mẹ Son là chưa thực sự hợp lý. Phần đông cho rằng, thay vì dạy phụ nữ cách làm dâu phải nhẫn nhịn, sao không dạy đàn ông cách làm một người chồng tốt. Ngoài ra, không phải lúc nào nhịn cũng lành mà sẽ càng đẩy bức xúc trong lòng lên căng thẳng.
Thời buổi nào rồi vẫn còn dạy con gái khi làm dâu phải luôn nhẫn nhịn?
Không phủ nhận những tâm sự của mẹ Son dành cho con gái vẫn có phần đúng. Nhiều người bày tỏ, Son và mẹ đẻ là 2 nhân vật điển hình của phụ nữ Việt Nam. Một người khi làm dâu sống cam chịu, hi sinh mọi thứ vì chồng và con. Còn một người luôn muốn con gái mình nhẫn nhịn mọi chuyện để lo vun vén hạnh phúc gia đình chồng.
Điều này không sai nhưng khán giả cho rằng nhẫn nhịn tuỳ từng trường hợp và hoàn cảnh. Chưa kể, thời đại ngày nay đã khác, suy nghĩ hiện đại hơn, mỗi người trong gia đình cũng đều cần có trách nhiệm vun vén hạnh phúc chứ không chỉ riêng nàng dâu.
- “Nếu sai thì im lặng để nhìn lỗi sai của mình. Còn bản thân không sai, cứ nói toẹt ra hết. Để lâu càng thiệt mình, tự căng thẳng mệt mỏi mà không ai biết”.
- “Khuyên chân thành, chị em nào không muốn trầm cảm cứ chia sẻ hết ra, cho dù không giải quyết được vấn đề nhưng trong lòng thoải mái hơn. Thời đại này, ít ai còn chịu nhịn đắng nuốt cay lắm”.
- “Bà mẹ nói có phần đúng nhưng tùy trường hợp. Nhẫn nhịn khi gia đình chồng có thiện chí, đối xử tử tế. Còn như nhân vật Son, liên tục bị chèn ép, cứ nhẫn nhịn mãi sao được”.
- “Cái gì nhịn mà xứng đáng thì cố gắng. Còn không hãy mạnh mẽ bảo vệ bản thân mình, vì chỉ có mình mới thương mình thôi. 1 lần nhịn đôi khi không phải 9 điều lành mà là 9 lần bị chèn ép”.
Một mình con dâu không thể vun vén gia đình hạnh phúc
Phần đông dân tình cho rằng, một gia đình hạnh phúc không phải chỉ đến từ vị trí của người làm dâu. Đành rằng, vai trò của người phụ nữ trong gia đình là quan trọng nhưng vẫn cần sự thấu hiểu, yêu thương của đàn ông và mọi thành viên trong nhà.
Có ý kiến cho rằng: “Tại sao các mẹ luôn dạy con gái đi làm dâu phải nhẫn nhịn nhưng không dạy con trai cách trở thành một người chồng tốt?”. Bởi nếu người chồng không có chính kiến, luôn ỷ lại hay không nhìn nhận được sự hi sinh của vợ cho gia đình, thì mọi cố gắng của phụ nữ cũng trở nên công cốc.
- “Mình nghĩ dạy con làm dâu thảo là một nhẽ, quan trọng vẫn là những ông chồng. Muốn hàn gắn, gìn giữ hạnh phúc gia đình thì phải tất cả cùng chung tay”.
- “Mình không thích kiểu dạy con gái lúc nào cũng nhẫn nhịn và xem con dâu như ‘cái máy’, làm việc là trách nhiệm mà quyền lợi thì không có. Chưa kể, nếu ông chồng nào cọc cằn, không thấu hiểu vợ như chồng của Son trong phim càng khó hạnh phúc”.
- “Vẫn luôn thắc mắc sao nhiều người chỉ dạy cách làm dâu mà ngó lơ cách dạy con trai làm chồng tốt”.
- “Mẹ Son có ý đúng vì nếu ai cũng ích kỉ, chỉ sống cho bản thân mình thì gia đình đó không thể gọi là hạnh phúc. Tuy nhiên, không thể cam chịu hoàn toàn mà phải ứng xử khéo léo. Hơn nữa, vẫn cần sự hợp tác, thiện chí từ chồng và các thành viên khác trong nhà”.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về cách dạy con gái làm dâu của mẹ Son?
Tags