- Rèn luyện 7 điều này để hành động khôn ngoan hơn, vận mệnh nhờ thế mà sang trang mới ngập tràn hạnh phúc và may mắn
- Cuối năm nhận tiền thưởng, người khôn ngoan từ chối tiêu vào 3 việc này kẻo cầm chưa ‘nóng tay’ đã hết, lại còn tốn thêm
- Phát hiện đồng nghiệp nói xấu, người EQ thấp bực tức nói thẳng, người EQ cao ứng xử khôn ngoan, âm thầm tìm “người gỡ chuông”
Khi bước qua ngưỡng cửa 45 tuổi, đó chính là giai đoạn “nhạy cảm” với những sai lầm. Một quyết định sai thời trẻ có thể quay đầu lại, nhưng ở trung niên, nó sẽ để lại hậu quả khôn lường. Vì thế, người khôn ngoan thường tránh xa 4 loại vay mượn sau.
Khi còn trẻ, bạn quyết định làm việc chăm chỉ và là một người năng động, thì cuộc sống sau này của bạn sẽ không quá tệ. Vì bạn đã quyết định "an toàn". Nếu bạn quyết định khởi nghiệp, kinh doanh, làm lớn để trở nên giàu có, thì cuộc sống của bạn sẽ phức tạp hơn, nhưng ẩn chứa nhiều cơ hội đổi đời.
Mỗi quyết định của một người sẽ quyết định hướng đi của cuộc đời họ. Tuổi trẻ, chúng ta có đủ thời gian để quay đầu làm lại sau mỗi quyết định sai lầm. Nhưng sau độ tuổi 45, mỗi một dự định cần có sự chuẩn bị kỹ càng, kế hoạch chỉn chu, để giảm thiểu mức độ rủi ro xuống thấp nhất có thể. Vì đó là giai đoạn mà bạn “dễ tổn thương” hơn trước mỗi thất bại.
Khi bước sang tuổi trung niên, bạn nên thực hiện các “phép trừ” để cuộc sống “dễ thở” hơn, chất lượng cuộc sống cũng sẽ được cải thiện. Vì chúng ta đã bắt đầu học cách chấp nhận và hài lòng với hiện tại, buông bỏ những điều tiếc nuối, để tâm hồn trở nên an yên.
Chính vì lẽ đó, người chín chắn, khôn ngoan sẽ luôn tránh xa việc vay mượn 4 điều sau đây để tránh mất cả bạn bè lẫn của cải.
01. Không cho người khác vay mượn tiền bạc
Trên mạng có một câu nói rằng: “Khi cho vay thì bạn đứng, khi đòi tiền thì bạn quỳ”.
Đương nhiên, đây là một cách nói phóng đại, nhưng nhìn chung, đại ý của câu trên đã thể hiện tình trạng cho vay - đòi nợ hiện nay. Khi ai đó hỏi bạn vay tiền, họ sẽ nói toàn những lời ngon ngọt, hứa hẹn sẽ trả thật sớm. Tuy nhiên, sau khi cầm tiền trong tay, những người này lại chọn cách quay lưng lại và phớt lờ bạn.
Nhiều người cảm thấy rằng, cho người ngoài vay tiền thì mới không đáng tin cậy. Tuy nhiên, trên đời này, cho dù người vay tiền là ai, kể cả người thân hay bạn bè, mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Rất nhiều trường hợp người thân đi vay mượn nhiều nơi, trong đó có cả bạn. Nhưng đến khi trả nợ, họ sẽ trả cho những mối quan hệ khác trước và lựa chọn trả cho bạn cuối cùng. Bạn bè thân thiết cũng vậy. Chính vì là người có mối quan hệ sâu đậm nên bạn càng ngại đòi tiền. Hành vi này không khác gì tự mua dây buộc mình, mất cả bạn lẫn tiền.
Khi đến tuổi trung niên, nếu có thể tránh xa hai chữ “vay tiền”, dù đến từ bản thân hay người khác, thì nhất định cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn.
02. Không tùy tiện vay mượn một chữ “Ơn”
Không ít người đã từng rơi vào tình cảnh như thế này: Khi gặp rắc rối khẩn cấp trong kinh doanh, yêu cầu một số tiền mặt khá lớn để giải quyết, chúng ta buộc phải nhờ vay họ hàng hoặc bạn bè xung quanh. Đợi tới khi thoát khỏi khốn cảnh, chúng ta cũng chân thành trả nợ, hết lòng tặng thêm quà biếu để cảm ơn.
Tuy nhiên, vẫn có người đàm tiếu: “Nhờ có tôi giúp đỡ mà anh ta mới cứu được cả sự nghiệp và gia tài. Ấy thế mà chỉ mua mấy món quà mọn rồi nghĩ trả ơn xong rồi chắc?”
Quả thật, ơn nghĩa là một điều không dễ trả. Cái mà bạn cho là nhỏ nhưng trong mắt người khác lại rất lớn, ngược lại cũng tương tự.
Giữa con người với nhau, thứ khó trả nhất chính là “tình người”. Chỉ cần đề cập tới ân tình, rất nhiều chuyện có thể trở nên phức tạp gấp bội. Tình cảm con người không thể đong đếm trên bàn cân, càng rất khó ước lượng.
Vì thế, khi đã bước vào giai đoạn trung niên, để nửa đời còn lại thêm phần an ổn, người khôn ngoan sẽ không tùy tiện vay mượn “ân tình” của người khác nữa. Một khi trả ơn không thỏa đáng, danh tiếng và hình tượng cả đời đều bị phá hỏng.
03. Không cho người khác mượn giấy tờ
Trong xã hội ngày nay, chúng ta cần sở hữu rất nhiều các loại giấy chứng nhận thân phận: căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, bằng lái xe, giấy tờ sở hữu bất động sản, chứng chỉ năng lực lao động, chứng chỉ ngoại ngữ…
Đây đều là những loại giấy tờ liên quan mật thiết đến công việc và cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế, nên cất giữ cẩn trọng và không nên cho người khác mượn dễ dàng. Vì nếu xảy ra vấn đề gì, chúng ta sẽ là người phải chịu trách nhiệm.
Một số người “nể mặt” bạn bè hoặc người thân, thường qua loa đại ý, cho họ mượn những loại giấy tờ quan trọng. Đây là một kiểu hành vi “tự chuốc họa vào thân”, rất dễ mang đến tai họa hiểm nguy, không chỉ về tài chính đôi khi còn liên quan đến trách nhiệm pháp lý.
04. Không vay mượn một chữ “Tình”
Trong đời người, chữ "tình" là thứ khiến người ta muộn phiền nhất. Chúng có thể trở thành gốc rễ của niềm hạnh phúc, nhưng cũng có thể trở thành nguồn cơn của những nỗi bất hạnh.
Nhiều người thậm chí lợi dụng tình cảm để đưa đẩy người khác vào hoàn cảnh khó, bắt ép họ phải làm những điều không mong muốn. Tình trạng này càng dễ xảy ra ở độ tuổi trung niên vì đặc trưng tình cảm của họ là dễ xúc động hơn.
Do đó, khi đã bước vào giai đoạn 45 - 55 tuổi, cần học được cách kiểm soát cảm xúc, không “vay mượn” tình cảm không thuộc về mình. Hãy tránh xa những mối nhân duyên không lành mạnh để không mang tới tai vạ cho gia đình và bản thân.
Cần ưu tiên tập trung vào chính bản thân và người thân yêu, sau đó mới bận tâm tới người ngoài. Chỉ nên dành tình cảm cho những người xứng đáng thì cuộc sống sẽ “dễ thở” hơn nhiều.
*Theo Toutiao
Tags