- Nạn nhân của Ngô Diệc Phàm mong muốn giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ
- 4 câu chuyện có thể fan chưa biết về Lisa Blackpink khi là thực tập sinh
- Nhìn lại dấu mốc quan trọng trong chuyện tình cảm của Hyun Bin - Son Ye Jin trước khi lên chức cha mẹ
- Cổ nhân dạy 'Phú quý không kết 3 bạn, nghèo khó không tìm 3 người': Giàu hay nghèo vẫn phải biết chọn bạn mà chơi, nếu không cuộc đời càng dễ xuống dốc
Hai lần khai quật mộ Từ Hy thái hậu
Năm 1908, Từ Hy thái hậu qua đời kết thúc gần 30 nắm giữ quyền lực tối thượng dìu dắt triều đại nhà Thanh đứng vững trước nhiều biến cố của lịch sử. Từ Hy thái hậu mất vào đêm 15/11 ngay sau khi bà chỉ định Phổ Nghi mới 3 tuổi lên ngôi.
Đám tang của Từ Hy thái hậu được diễn ra theo nghi thức hoàng tộc nhà Thanh. Tuy nhiên, do nền văn minh của thế giới đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19 nên ngoài những vật phẩm bằng vàng mã truyền thống ra, người ta còn cho đốt rất nhiều những loại vàng mã chưa bao giờ xuất hiện tại các đám tang ở Trung Quốc khi đó như: tiền giấy, đồng hồ, tủ... cho vị Thái hậu này.
Xét về của cải bồi táng, đến hiện nay hậu thế vẫn chưa hết sững sờ bởi số lượng và giá trị của những món đồ. Người ta nhận định rằng, tổng số lượng và giá trị các vật chôn cất theo Từ Hy thái hậu nếu tính theo tỷ giá của thời hiện đại có thể lên tới hàng tỷ USD.
Năm 1928, Tôn Điện Anh - quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng đã dùng pháo binh mở đường khai quật lăng mộ Từ Hy. Kết quả là, quan tài của thái hậu đã bị phá hủy, toàn bộ của cải, vàng bạc đá quý kỳ trân dị bảo đều bị lấy đi 1 cách thô thiển, thậm chí Tôn Điện Anh còn cậy miệng của Từ Hy thái hậu để lấy đi viên dạ minh châu trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Sự kiện mau chóng lan ra toàn Trung Hoa, các tổ chức đoàn thể liên tục gửi điện tới chính phủ yêu cầu nghiêm trị kẻ trộm lăng. Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh đưa Từ Hy trở lại quan tài và thu giữ lại những báu vật đã bị đánh cắp.
Năm 1983, một tổ công tác được thành lập để tiến hành tu bổ lại di hài và lăng mộ Từ Hy thái hậu. Tuy nhiên, công cuộc này không được thực hiện bởi Bộ văn hóa và lịch sử Trung Quốc đã ra thông báo dừng tiến hành.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác của bà một cách trọn vẹn nhất, vào tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác lại tiến hành mở nắp quan tài của thái hậu. Trong đợt kiểm tra lần này, mọi người đã vô cùng kinh ngạc khi tìm thấy trong tay phải của Từ Hy có vật lạ bằng gấm. Đó là một chiếc túi gấm nhỏ, trong đó có 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà.
Chiếc túi gấm hé lộ một giai thoại của Từ Hy thái hậu
Theo đó, thái hậu có thói quen nuôi móng tay, nhưng mỗi bàn tay chỉ nuôi ba móng ở ngón cái, ngón út và áp út. Mỗi chiếc móng tay của bà đều có riêng một cung nữ phụ trách chăm sóc, và được bảo vệ bằng hộ giáp bằng vàng.
Để bảo vệ móng tay, Từ Hy thái hậu đã đặc biệt yêu cầu ngự y đặc chế một loại thuốc dưỡng móng đặc biệt khiến móng tay mềm hơn và khó gãy. Bên cạnh đó, một loạt các dụng cụ như kim móc, bàn chải, kéo nhỏ dùng để dũa tỉa móng cho thái hậu đều được nhập khẩu từ phương Tây.
Nhờ dốc lòng bảo dưỡng, móng tay của thái hậu có thể dài tới hơn 15cm. Dù vậy, khi về già, móng tay của Từ Hy thái hậu vẫn xỉn màu. Ban đầu Từ Hy trách tội hạ nhân đã lơ là trách nhiệm, nhưng cuối cùng bà nhận ra không thể chống lại quy luật tất yếu của thời gian. Lúc này Từ Hy Thái hậu mới chịu cắt móng tay thường xuyên.
Đặc biệt, khi liên quân 8 nước đế quốc đánh vào Bắc Kinh, móng tay dài đã trở thành đặc điểm nhận diện để truy bắt Từ Hy thái hậu.
Vì muốn an toàn, bà phải đổi thường phục, đồng thời cũng phải đem móng tay cắt bỏ. Được biết, khi cắt móng tay cho thái hậu, đồng loạt các cung nữ trong cung đều khóc như mưa. Khi bà qua đời, các cung nữ và thái giám thân cận đã cẩn thận cất móng tay và răng của bà trong túi gấm được khâu bằng chỉ vàng và để vào tay thái hậu.
Sở thích đeo hộ giáp của Từ Hy thái hậu
Với những tín đồ phim cổ trang Trung Quốc, đặc biệt là thời nhà Thanh, chắc sẽ không còn xa lạ với những bộ móng tay giả, hay còn gọi là hộ giáp - vật bất ly thân của các phi tần. Người Trung Quốc xưa quan niệm tóc và móng tay thuộc về cha mẹ nên tránh cắt đi, mà để chúng được mọc tự nhiên. Tóc nuôi dài không có vấn đề gì, nhưng móng tay nuôi dài sẽ vô cùng vướng víu. Thế nên hộ giáp ra đời, với mục đích đơn thuần là bảo vệ phần móng tay dài.
Ngoài ra, người phụ nữ thời Chiến quốc nuôi móng tay dài thường chỉ là người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên. Một bộ móng tay sẽ thể hiện thân phận và đẳng cấp của người phụ nữ. Để đẹp hơn, họ sẽ nhuộm bộ móng của mình thành những màu sắc ưa thích, họ cũng có thể vẽ hoặc khảm lên móng tay những tiểu tiết trang trí.
Theo sử sách Trung Quốc lưu lại, người Mãn (nhà Thanh do người dân tộc Mãn Châu thành lập) vào lúc đính hôn, người con trai sẽ tặng cho người con gái lễ vật chính là những bộ hộ giáp. Vì là móng giả nên có thể chạm khắc trang trí dễ dàng và tinh xảo hơn bộ móng thật rất nhiều. Vậy nên một bộ hộ giáp càng sang trọng sẽ càng thể hiện được địa vị và sự quyền lực của người đeo.
Họa tiết trên hộ giáp của các phi tần nhà Thanh vô cùng cầu kỳ, được chạm khắc vô cùng khéo léo và tinh xảo. Hoàng hậu luôn có chim phượng hoàng cao quý, tôn lên khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ. Còn hộ giáp của Thái hậu sẽ luôn khắc chữ "Vạn" hoặc chữ "Thọ", để chúc người thọ ngang trời đất, phúc lộc an khang. Thậm chí, một số hộ pháp còn có thể uốn cong theo khớp ngón tay.
Về phần Từ Hy thái hậu, một cung nữ từng theo hầu bà từng tiết lộ trong tự truyện của mình rằng, Từ Hy ngày đeo hộ giáp bằng vàng ở tay phải, hộ giáp ngọc trai ở tay trái. Tối đến thì bà lựa chọn bộ ít lấp lánh hơn.
Chưa hết, các loại hộ giáp còn được thay đổi tùy theo thời tiết: Mùa đông dùng gấm, mùa hè dùng cẩm thạch, còn lại hầu hết đều dùng vàng khảm ngọc thạch, đá quý.
Bộ sưu tập móng giả của Từ Hy Thái hậu vô cùng đa dạng, mỗi chiếc trong đó đều không giống nhau, được chế tạo hết sức tinh xảo và toát lên sự xa hoa với đủ chất liệu từ vàng, mã não, trân châu cho đến các loại ngọc ngà châu báu quý hiếm.
Đặc biệt, trong hộ giáp của Từ Hy thái hậu có giấu thuốc độc phòng thân. Những quan thần nào âm mưu làm hại Từ Hy thái hậu sẽ bị bà cho uống thuốc độc.
Vậy mới thấy, những chiếc móng tay quyền quý ấy thật chẳng đơn giản chút nào, nó không chỉ thể hiện cấp bậc của nữ nhân trong xã hội phong kiến, mà còn đại diện cho những mong ước phú quý của người thời xưa.
Đàm phán thành công để hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'Tags