Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện ra một đường hầm ngầm bên dưới một ngôi đền Ai Cập, mà họ tin rằng có thể dẫn đến lăng mộ đã mất từ lâu của Cleopatra - một trong những nữ hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử.
Cleopatra, người được cho là được chôn cất cùng với người tình Mark Antony của mình, có thể là nhân vật cổ đại nổi tiếng nhất vẫn còn di hài được tìm thấy.
Dưới đây là những ngôi mộ cổ vẫn chưa được tìm thấy sau hàng nghìn năm được yên nghỉ.
Antony và Cleopatra
Cleopatra là người cuối cùng trong một hàng dài những người cai trị Ai Cập thời Ptolema. Bà cai trị từ năm 51 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên - cho đến ngày bà qua đời.
Cleopatra trở thành Cleopatra VII, nữ hoàng của Ai Cập, sau cái chết của cha bà, Ptolemy XII, và anh trai bà được phong làm Vua Ptolemy XIII cùng lúc.
Cleopatra được biết đến là người đầy quyến rũ và có nhân cách lôi cuốn. Bà đã sử dụng sức mạnh của mình để chinh phục Julius Caesar nhằm củng cố liên minh của Ai Cập với La Mã, và sau đó để quyến rũ vị chỉ huy thứ hai của ông ta, Mark Antony.
Antony kết hôn với một phụ nữ khác, Octavia, để hàn gắn mối quan hệ đồng minh căng thẳng với anh trai của cô, người cai trị Octavian. Nhưng sau đó Antony sau đó đã bỏ vợ để đến với Cleopatra, vi phạm luật La Mã hạn chế người La Mã kết hôn với người nước ngoài. Octavian sau đó tuyên chiến với Cleopatra và Antony, đánh bại cả hai.
Cleopatra sau đó đã ẩn náu trong lăng mộ mà bà đã ủy quyền xây dựng cho chính mình và sự biến mất của bà khiến người ta tin rằng bà đã tự sát.
Antony đã chết trong vòng tay của Cleopatra sau khi tự đâm chết mình vì nghĩ rằng bà đã tự kết liễu đời mình. Cleopatra sau đó đã tự sát ngay sau khi cái chết của người tình.
Cleopatra
Để biến mình và Antony trở thành kẻ thống trị trong tâm trí người dân Ai Cập, Cleopatra cần mẫn liên kết họ với thần thoại Isis và Osiris.
Theo thần thoại, Osiris đã bị giết và bị chặt thành nhiều mảnh, phân tán khắp Ai Cập. Sau khi tìm thấy tất cả các mảnh thi thể của chồng mình Isis đã có thể hồi sinh chồng mình một thời gian.
Cleopatra và Antony đều chết do tự sát và được chôn cất cùng nhau, và hài cốt của họ được cho là nằm bên dưới Đền Taposiris Magna cổ đại của Ai Cập, gần thành phố Alexandria, từng là thủ đô của Ai cập thời cổ đại.
Nhà khảo cổ học Kathleen Martinez của Đại học San Domingo cho rằng một đường hầm mới được phát hiện dưới ngôi đền dẫn đến hài cốt. Cô cho biết việc tìm thấy chúng là "khám phá quan trọng nhất của thế kỷ 21".
Đường hầm, được ca ngợi là "phép màu hình học", trải dài hơn 1.463m, cao khoảng 1,8m và được cho là giống với Đường hầm Eupalinos trên đảo Samos của Hy Lạp - được tôn sùng là một trong những công trình quan trọng nhất thành tựu của thế giới cổ điển.
Mặc dù trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã khai quật địa điểm Đền Taposiris Magna từ năm 2005 nhưng chỉ một phần nhỏ của địa điểm rộng lớn đã được khám phá.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác tin rằng hài cốt của Cleopatra và Antony ở nơi khác. Một giả thuyết khác cho rằng họ được chôn cất vội vàng tại chính Alexandria – kinh đô của Ai Cập thời bà cai trị cho đến khi Nữ hoàng qua đời vào năm 30 trước Công nguyên.
Nefertiti
Nefertiti là nữ hoàng của Vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ đại - triều đại đầu tiên của Tân Vương quốc, thời kỳ mà Ai Cập thực sự trở thành một cường quốc toàn cầu.
Cùng với chồng là Pharaoh Akhenaten, Nefertiti đã cai trị Ai Cập từ năm 1370 đến năm 1330 trước Công nguyên, thời kỳ được mô tả là giàu có nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Sự tôn sùng của cặp vợ chồng hoàng gia đối với thần Aten - đại diện cho đĩa mặt trời - lớn đến mức họ đã tạo ra một thủ đô hoàn toàn mới để tôn vinh vị thần này tại Amarna, một thành phố bên bờ sông Nile.
Được biết đến với vẻ đẹp và sức mạnh tuyệt vời của mình, Nefertiti được cho là mẹ kế của vua pharaoh Tutankhamun. Người ta tin rằng Akhenaten làm cha của Tutankhamun sau khi ngủ với em gái của mình.
Nefertiti được cho là đã mất chồng vào khoảng năm 1336 trước Công nguyên và sau đó có thể đã một mình trị vì Ai Cập.
Nhưng cái chết và nơi chôn cất của bà bao phủ trong bí ẩn. Người ta cho rằng bà đã chết sau chồng khoảng 6 năm, có thể do bệnh dịch hoành hành ở Ai Cập vào thời điểm đó.
Nicholas Reeves, nhà khảo cổ học người Anh tại Đại học Arizona Nefertiti, cho biết vào năm 2015 rằng có khoảng trống đằng sau các bức tường của lăng mộ Tutankhamun mà ông đề xuất làm nơi chôn cất Nefertiti.
Tuy nhiên, một nghiên cứu sau đó thực hiện các lần quét radar tiếp theo đã kết luận "không có căn phòng ẩn nào nằm ngay cạnh Lăng mộ Tutankhamun".
Tags