- Cụ ông bị chê cười vì đem hòn đá nén dưa muối đi kiểm định, chuyên gia xuýt xoa đưa nhận định khiến ai cũng giật mình
- 5 điều cấm kỵ nơi công sở mà cả người mới lẫn người cũ nên tránh: Đa số họa đều do miệng mà ra, có ngày mất việc như chơi
- 'Thần Ẩn' tung ảnh hậu trường mừng đóng máy, Triệu Lộ Tư mặc váy đỏ nhảy múa thật kiều diễm
Sau khi trải qua 5 năm liền thi trượt công chức nhà nước, một cô gái ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã phải nhập viện tâm thần vì mắc chứng trầm cảm do gặp phải áp lực từ phía cha mẹ mình.
Vào viện tâm thần vì cha mẹ ép con phải thi công chức nhà nước
Mới đây, theo Sohu đưa tin, một cô gái ở Tứ Xuyên, Trung Quốc tên là Băng Băng (28 tuổi) thi tuyển vào công chức nhà nước 5 năm liền nhưng không đỗ. Theo đó, cô vốn tốt nghiệp ở một trường đại học có tiếng ở Bắc Kinh, nhưng bị cha mẹ gọi về quê, bắt làm hồ sơ "chạy việc" bất chấp chuyện bản thân mong muốn tự mình tìm việc ở thành phố đang theo học.
Vốn dĩ khi còn là sinh viên, Băng Băng đã tham gia rất nhiều hoạt động xã hội và có tiếng trong các câu lạc bộ ở trường. Cô từng thử một vài công việc để kiếm thêm thu nhập cho bản thân và tự tin có thể tìm được một công ty phù hợp với vị trí của mình cho dù mức lương không cao nhưng cũng đủ cho cô không phải xấu hổ.
Tuy nhiên, Băng Băng thuyết phục cha mẹ mà không thành, họ cho rằng chỉ có con đường thi công chức vào nhà nước làm mới có cuộc sống ổn định. Lần nào cô đề cập đến vấn đề này, câu đầu tiên mà cô nhận được là: "Các doanh nghiệp chỉ lừa đảo mấy đứa mới ra trường để làm không công cho họ."
Băng Băng nghe xong chán nản, cũng chỉ tặc lưỡi mà đồng ý nghe theo lời cha mẹ mà ôn tập cho kỳ thi công chức. Nhưng không thích thú với điều này nên quá trình thi của cô kéo dài tận 5 năm vẫn không có kết quả khả quan.
Trong những năm đó, mỗi lần nhận được thông báo thi trượt công chức, cha mẹ Băng Băng đều chửi mắng cô thậm tệ. Mẹ cô cho rằng con gái không có cố gắng, không có ý chí tiến thủ nên phải gây áp lực sẽ giúp con có thêm động lực trong kỳ thi lần sau.
Nhưng điều mà gia đình Băng Băng không biết được rằng chính những lời nói cay nghiệt của cha mẹ đã gây ra tổn hại tinh thần cho cô cực kỳ lớn. Trong thời gian dài phải ở nhà liên tục vùi đầu vào sách vở, không thể giải tỏa stress cộng với áp lực thi cử và không nhận được sự thấu hiểu của cha mẹ, dần dần Băng Băng bộc lộ nhiều biểu hiện bất thường.
Cô thường xuyên trả lời những câu hỏi không liên quan, thậm chí, còn liên tục nói lảm nhảm trong 1-2 tiếng, đêm nào cũng mất ngủ và gặp ác mộng. Nhận thấy tình trạng của cô ngày càng trầm trọng, cha mẹ liền đưa cô đi khám và nhận được kết quả chẩn đoán từ bác sĩ bệnh nhân bị trầm cảm, tâm thần phân liệt phải nhập viện điều trị gấp.
Điều này như "cái tát" giáng trời xuống gia đình Băng Băng. Cha mẹ cô vô cùng sốc và ngỡ ngàng, chỉ biết ngày đêm hối hận mong con gái qua khỏi.
Câu chuyện của Băng Băng lập tức lan truyền và trở thành chủ đề bàn tán trên MXH trong suốt thời gian dài. Nhiều bậc phụ huynh không khỏi bày tỏ sự xót thương đối với cô gái và để lại nhiều bình luận:
- "Đây chính là bài học đắt giá và là 'con dao 2 lưỡi' dành cho các bậc làm cha, làm mẹ trong việc ép tương lai của con thực hiện theo mong muốn của bản thân". Một phụ huynh nhìn nhận.
- "Cha mẹ nên tôn trọng quyết định của con, chỉ có chúng mới biết bản thân muốn gì để tốt cho tương lai và hơn hết sức khỏe là thứ quan trọng nhất không thể đánh đổi được đâu". Một người khác phân tích.
- "Sự thiếu cảm thông là ngọn nguồn dẫn đến bi kịch này, chính cha mẹ của cô gái đã đẩy con mình đến bước đường cùng. Hãy cố gắng chóng khỏe con nhé!" Một phụ huynh bình luận.
Tương lai của con không phải để viết tiếp giấc mơ dang dở của cha mẹ
Thực tế, mong muốn con cái thành đạt là ước mơ chính đáng của bất kì bậc làm cha làm mẹ nào. Tuy nhiên, nhiều lúc đây lại chính là khởi nguồn của những quyết định cảm tính và áp đặt thiếu căn cứ.
Có bậc cha mẹ có những công việc còn dang dở khi còn trẻ, những thành công chưa thể chạm tới, tất cả những điều ấy được gửi gắm vào thế hệ sau mà nhiều khi cha mẹ quên rằng, chính con cũng có những ước mơ của riêng mình, đôi khi những ước mơ ấy lại không trùng khớp với mơ ước của cha mẹ.
Dành cả thanh xuân của bản thân để theo đuổi giấc mơ của người khác có thể nói là một sự lãng phí to lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người trẻ.
Có một câu nói rất nổi tiếng của một vị chuyên gia mà khiến ai cũng phải ngẫm nghĩ: "Giới hạn cao nhất của việc thực sự yêu thương con là để con tự quyết định cuộc đời mình".
Tương lai cho con, chọn thành đạt hay hạnh phúc, bố mẹ hãy để chính con lựa chọn.
Dưới đây là những sai lầm cha mẹ nên tránh nếu không muốn tương lai con cái phải chịu ảnh hưởng xấu:
1. Không coi trọng cảm xúc của trẻ
Đôi khi trẻ buồn bã, thất vọng vì những chuyện mà người lớn có thể coi là không quan trọng. Thay vì vỗ về, phụ huynh thường chỉ buông những câu đánh giá như: "Tệ thật", "Con trai thì không được khóc", hoặc yêu cầu "Nín đi", "Đừng cáu nữa".
Tuy nhiên, trẻ chỉ có thể trở thành người kiên cường trong tương lai nếu có thể hiểu và kiểm soát được cảm xúc hiện tại. Việc bị xem nhẹ cảm xúc từ bé khiến trẻ không biết cách chia sẻ cảm xúc khi lớn lên, thường kìm nén sự tức giận cho đến khi không chịu được nữa và bùng nổ.
2. Quá nuông chiều con cái
Mục tiêu của mọi ông bố bà mẹ là nuôi dạy con trở thành người có khả năng sống tự lập và tự đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với nhu cầu bản thân. Tuy nhiên sống trong hoàn cảnh quá dễ dàng và thuận lợi, khi lớn lên trẻ dễ thành người phụ thuộc.
3. Áp đặt con với những tiêu chuẩn quá cao
Trẻ luôn đặt niềm tin vào người lớn, đặc biệt là bố mẹ, do đó chúng cố gắng làm mọi thứ được bố mẹ chỉ bảo. Nếu không hoàn thành mục tiêu, trẻ bắt đầu cảm thấy mình thất bại, không xứng đáng được yêu thương.
Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ luôn tập trung thái quá vào sự thành công. Khi không thể hiện tốt nhất có thể, chúng cảm thấy không vui và chán nản.
4. Không trao quyền quyết định cho trẻ
Thực tế, mọi đứa trẻ đều có quyền đưa ra lựa chọn phù hợp với độ tuổi và dưới sự hỗ trợ của bố mẹ.
Nếu không có khả năng đưa ra quyết định, trẻ sẽ không thể giải quyết được vấn đề riêng và luôn cần đến sự giúp đỡ của người khác. Chúng sẽ không dễ dàng tìm được vị trí trong cuộc sống vì thậm chí còn không biết mình muốn gì.
5. Không thể hiện tình yêu với trẻ
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ cảm thấy bố mẹ không yêu mình? Lòng tự trọng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu và chúng cũng không yêu bản thân. Khi lớn lên, một số người cố gắng thay đổi bằng cách nhờ đến sự can thiệp dao kéo, bởi không tự tin và yêu quý vẻ đẹp của chính mình.
Nhóm khác sẽ cố gắng dồn hết tình yêu vào con cái, biến sự chăm sóc thành kiểm soát thái quá và cũng khiến con họ không hạnh phúc.
Tags