- Nghịch lý ở thế hệ trẻ: Nhận lương chỉ để trả nợ nhưng lại ngại công việc lương cao, thà ít tiền mà an nhàn còn hơn chịu nhiều áp lực!
- Dân ngân hàng vẫn "còng" lưng trả nợ mua nhà, thì lương 10 triệu/tháng khi nào mới tích đủ tiền?
- Nhà tuyển dụng: Người vay tiền ăn nên làm ra, mua ôtô mới nhưng không chịu trả nợ, bạn sẽ làm gì? Ứng viên trả lời tinh tế, thành công nhận việc ngay
Nếu không kiểm soát tốt tài chính, ai trong số chúng ta cũng có thể vướng vào nợ nần. Đặc biệt, nhiều người còn rơi vào tình trạng khốn đốn vì khủng hoảng tài chính, khó có thể vượt qua.
Trường hợp của người đàn ông tên Jay Stansfield càng gây chú ý trên mạng xã hội. Trên The Sun, câu chuyện của Jay Stansfield khiến nhiều người có động lực trả dứt các khoản nợ, kiếm tiền cũng như tiết kiệm. Dưới đây là câu chuyện của người đàn ông ngoài 40 tuổi đang thu hút nhiều sự quan tâm ở trang The Sun.
Tôi là Jay Stansfield, 43 tuổi, người từng chìm đắm trong khoản nợ khổng lồ và từng sống trong bất lực, lo sợ. Tôi nợ tới 100.000 bảng Anh (2,8 tỷ đồng) từ năm 2009 và đã dành tới 1 thập kỷ để thoát nợ.
Ưu tiên các khoản cần thiết
Dù nợ nhiều khoản bạn cũng đừng lo sợ, hãy tập trung để trả hết nợ nhanh chóng. Tôi có thói quen ưu tiên các khoản nợ cần thiết trước. Ví dụ như những khoản nợ tín dụng, bạn cần thanh toán trước hạn, ngược lại khoản nợ người thân, bạn bè… thời gian có thể linh hoạt hơn.
Thay vì quên khoản nợ của mình đi cho đỡ… đau đầu, tôi học cách đối diện. Dĩ nhiên, tôi cũng phải nghĩ nhiều cách để cải thiện thu nhập của mình. Một khoản thu nhập lớn sẽ giúp bạn đỡ lo nghĩ về khoản nợ của mình hơn. Không chỉ cần tiền trả nợ, tôi còn phải đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên cải thiện thu nhập là yếu tố quan trọng.
Thiết lập 1 bảng tính
Yếu tố quan trọng nhất giúp tôi sớm thoát nợ chính là thiết lập 1 bảng tính để liệt kê kế hoạch thu - chi và giải quyết các vấn đề phát sinh. Tôi khuyên bạn hãy lập 1 bảng liệt kê ra các hóa đơn cần phải thanh toán, ngày đến hạn thanh toán và số tiền tương ứng.
Cột tiền lương/thu nhập của bạn cũng rất quan trọng. Bạn sẽ biết rằng lương của mình có đủ để thanh toán nợ hay không, nếu thừa thì con số là bao nhiêu. Những khoản sinh hoạt hàng ngày như tiền thuê nhà, điện nước, ăn uống… cũng nên viết rõ ràng. Bảng tính càng chi tiết bao nhiêu bạn càng dễ nắm được tình trạng tài chính của bản thân.
Đừng quên lập riêng 1 “quỹ dự phòng” ngay cả khi bạn nợ nần. Dù nợ nần bạn cũng không thể “cản đường” những trường hợp đặc biệt xảy ra và cần đến tiền. Bạn làm sao có thể biết bao giờ thì xe của bạn hỏng, bạn đau ốm… nên hãy coi quỹ này là khoản tiền mặc định phải chi hàng tháng.
Riêng với tôi, mỗi tháng tôi sẽ bỏ ra khoảng 50 bảng Anh (1,5 triệu đồng) để phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra. Nhờ duy trì cách này, tôi có thể an tâm trả nợ nhiều năm và mọi thứ theo đúng kế hoạch.
Thẳng thắn với các chủ nợ
Một trong những cách giúp tôi sống thoải mái hơn khi nợ nần là nói chuyện thẳng thắn với các chủ nợ. Nếu như bạn có vấn đề gì hãy cứ nói với chủ nợ để xem ý kiến của họ ra sao. Tôi từng rất lo sợ những ngày đến hạn trả nợ, thế nhưng từ khi nhấc điện thoại lên và nói chuyện rõ ràng với chủ nợ, tôi thấy mình chủ động hơn, đỡ áp lực hơn.
Nếu lỡ bạn thiếu khả năng chi trả, nói thẳng với họ tình trạng của mình bạn còn có hy vọng được thông cảm. Trong vài trường hợp, bạn cũng có thể lùi lịch thanh toán của mình nếu chủ nợ cho phép.
Khi nợ nần, tôi cũng không giấu giếm gia đình cũng như những người bạn thân thiết, tri kỷ. Tôi cảm thấy khi chia sẻ mình nhận được nhiều lời khuyên, lời động viên hữu ích nên không có gì đáng để giấu giếm cả.
Sau gần chục năm, khoản nợ khổng lồ của tôi cũng được trả xong. Các cách mà tôi áp dụng nhiều người đã biết nhưng không mấy ai thực hiện được. Dù có nhiều khó khăn nhưng nếu mắc nợ bạn hãy cố gắng thiết lập những kế hoạch cụ thể để trả nợ nhanh chóng.
Theo The Sun
Tags