- Khu vực đặc biệt của Tử Cấm Thành: Chỉ mở cửa một mùa trong năm, người trong hoàng gia mới được vào
- Một trận hỏa hoạn bí ẩn đã khiến Phổ Nghi nổi giận trục xuất toàn bộ thái giám ra khỏi Tử Cấm Thành, chấm dứt sự tồn tại ngàn năm của nhóm hạ nhân này
- Càn Long hạ lệnh đúc 22 chiếc lu bằng vàng, sau khi Tử Cấm Thành thất thủ mới lộ tẩy âm mưu lừa dối Hoàng đế của Hòa Thân
Tử Cấm Thành là một trong những cung điện có bề dày lịch sử lâu đời nhất thế giới. Nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Cố Cung hiện là một địa điểm du lịch thú vị của du khách thế giới. Tồn tại hơn 600 năm, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, Tử Cấm Thành luôn là cái tên thu hút sự chú ý của du khách muôn phương.
Để bảo tồn một nét đẹp lịch sử, người dân Trung Quốc có những dịp dọn dẹp triệt để, trả lại sự sạch sẽ, uy nghiêm của nơi đây. Đây cũng là cách mà chính phủ Trung Quốc thể hiện sự tự hào cũng như trách nhiệm của họ về Cố Cung. Đồng thời, việc dọn dẹp Cố Cung sạch sẽ cũng giúp du khách có cái nhìn tích cực, tốt đẹp về đất nước tỷ dân.
Vào năm 1949, một cuộc dọn dẹp quy mô lớn ở Cố Cung. Mục đích của việc này là để dọn sạch lượng lớn rác thải đã tích tụ trong Tử Cấm Thành nhiều năm bao gồm các di tích bị hư hỏng, gỗ mục nát, giấy mục nát… Việc dọn dẹp giúp giữ nguyên giá trị, đảm bảo tính toàn vẹn, bền vững của Tử Cấm Thành.
Quy mô khủng của cuộc dọn dẹp năm 1949
Công việc dọn dẹp Tử Cấm Thành bắt đầu vào tháng 4 năm 1949 và kéo dài tận 9 tháng. Số lượng người tham gia gây choáng váng vì lên tới 70.000 người dưới sự lãnh đạo của Bộ văn hóa và Chính quyền thành phố Bắc Kinh. Người dọn dẹp bao gồm sinh viên, nhân viên văn hóa, nông dân, tạp vụ… và nhiều nhóm khác ở Bắc Kinh. Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh, đội ngũ công an cũng xuất hiện và làm nhiệm vụ.
Công việc bắt đầu từ ngoại vi Tử Cấm Thành rồi tiến dần vào bên trong. Mục đích chính là dọn sạch mọi bụi bẩn, rác thải đã tích tụ nhiều năm nên những người tham gia đã chuẩn bị các dụng cụ đa dạng. Từ chổi, búa, xẻng, cây lau nhà tới các máy móc như máy xúc đều được huy động. Họ phải đảm bảo làm sạch Tử Cấm Thành ở mọi ngóc ngách như sàn, tường, gạch…
Điều khó khăn nhất với những người tham gia dọn dẹp là bên trong Tử Cấm Thành. Để bảo vệ các cổ vật, di tích còn sót lại, nhân viên dọn dẹp phải cẩn thận từng li từng tí. Họ cũng cân nhắc khi sử dụng chất tẩy rửa để tránh làm hư hỏng các đồ vật. Thậm chí họ còn phải dùng bàn chải đánh răng để cọ rửa trong những khung tranh chạm khắc.
Kết quả đáng trầm trồ
Sau 9 tháng “tổng vệ sinh”, kết quả khả quan mà 70.000 người mang lại là 250.000 mét khối rác được loại bỏ. Những rác thải này chủ yếu là gạch vỡ, lá cây, giấy vụn… nhưng cũng đủ gây sốc vì số lượng.
Cuộc “tổng vệ sinh” này còn tìm thấy rất nhiều cổ vật giá trị. Theo thống kê có tới 2983 mẫu cổ vật được giữ lại bao gồm đồ sứ, đồ đồng, ngọc bích, thư pháp, tranh vẽ… Hầu hết đây là những mẫu vật đã thất lạc rất nhiều năm và khi “tổng vệ sinh” mới tìm thấy.
Qua lần dọn dẹp này, người ta cũng ghi chép lại cẩn thận tình trạng của từng tòa nhà. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc sửa chữa, bảo vệ Cố Cung.
Khó có thể phủ nhận những ý nghĩa to lớn mà cuộc “tổng vệ sinh” Cố Cung năm 1949 đạt được. Tới nay, Tử Cấm Thành vẫn là một trong những địa điểm hút khách du lịch. Tử Cấm Thành vốn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp nên vẫn luôn là chủ đề gây tò mò cho du khách thế giới. Cung điện nguy nga, huyền bí này tồn tại hơn 600 năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn luôn được nhắc đến là một công trình huyền thoại của đất nước tỷ dân.
Theo Toutiao
Tags