- Chi hơn 5 tỷ đồng cho đi du học, về nước làm trái ngành, lương đủ sống là mãn nguyện: Nhiều người trẻ du học để trải nghiệm, không áp lực phải thành công
- Khách đến quán cà phê để chill lại cứ ngỡ mình là "giám thị coi thi" chỉ vì một thói quen của rất nhiều người trẻ
- Đời bại lụi, tuổi thọ bị rút ngắn nếu bạn lui tới 4 địa điểm sau: Nơi đầu tiên nhiều người trẻ mê mẩn
- Người trẻ tại quốc gia giàu có bậc nhất châu Á vỡ mộng khi đi tìm 'giấc mơ Bắc Âu': Chật vật vì phí sinh hoạt, phải đi máy bay mới được ăn ngon
"Đây là một cảm giác tuyệt vời cho những người mong muốn tạo ra những thay đổi! Điều này trái ngược với những nước phát triển mà tôi từng làm việc, người trẻ mặc nhiên coi mọi thứ đã tốt đẹp và hoàn thiện rồi, tương lai sẽ chỉ như hiện tại hoặc đi xuống mà thôi.", anh Dave Bùi (Bùi Anh Dũng) chia sẻ.
Không có chông gai, không có hoa hồng
"Sau một năm rời ViCare, tôi bắt tay vào làm AhaSlides - giấc mơ của riêng mình. Tôi muốn bản thân "bước chân" vào một lĩnh vực khác, gần với thế mạnh của mình nhiều hơn, đó là công nghệ", anh Dave chia sẻ.
Năm 2015, với số vốn 100.000 USD, Dave Bùi và một người bạn cùng sáng lập ra phần mềm ViCare giúp kết nối bệnh nhân và bác sĩ một cách nhanh nhất cũng như đưa người Việt tiếp cận với những dịch vụ y tế tiện ích nhất. Tuy nhiên, sau đó chưa đầy 3 năm, ViCare được một tập đoàn lớn ở Việt Nam thâu tóm.
Không "dậm chân tại chỗ", anh Dave đặt mục tiêu cho sản phẩm tiếp theo của mình: nó sẽ là một ứng dụng đơn giản, giúp giải quyết một vấn đề phổ cập cho người dùng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Thường xuyên phải tổ chức các cuộc họp, phải nói trước các đám đông, anh nhận ra cái hay và cái khó của việc thuyết trình. Bởi lẽ, không phải ai cũng đủ khả năng "hô biến" một buổi họp đơn thuần trở nên hấp dẫn, sôi nổi hơn.
Anh nhận ra cơ hội: có thể biến chiếc điện thoại trong tay của mỗi người thành công cụ đặt câu hỏi, bầu chọn, gửi ý tưởng, "thả tim" tương tác…
Anh bày tỏ: "Tôi muốn mình tạo ra một phần mềm mang lại giá trị phổ cập cho mọi người, giống như cách Canva, TikTok đã "phổ thông hoá" công việc thiết kế hình ảnh và sản xuất video. Tương tự như vậy, bạn chẳng cần phải là một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp hay một chuyên gia tổ chức sự kiện để có thể có một buổi họp khiến tất cả không thể rời mắt. Với AhaSlides, ai cũng có thể dễ dàng tạo ra các bài thuyết trình có khả năng tương tác 2 chiều với người nghe".
Từ thời điểm nhận ra ý tưởng tới khi viết những dòng code đầu tiên của AhaSlides chỉ diễn ra trong vài tháng. Tính đến thời điểm hiện nay, AhaSlides cập mốc 13,000,000 người dùng tham gia trình chiếu, phủ sóng 180 quốc gia, nhận được đánh giá cao từ các trang review sản phẩm công nghệ uy tính và khó tính trên thế giới như Capterra, G2. Phần lớn người sử dụng đến từ các trường học, tổ chức doanh nghiệp và tổ chức cộng đồng.
Anh Dave ngại ngùng tiết lộ ban đầu thực hiện dự án, đội ngũ không nhắm vào mục tiêu khách hàng trong nước vì ở thời điểm đó, mô hình trả tiền cho phần mềm để phục vụ nhu cầu cá nhân không phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thói quen này ở người Việt có nhiều thay đổi nhờ sự "xâm nhập" của những ứng dụng hàng đầu thế giới như Google Drive, Netflix, Spotify… "Một điều thú vị là nhiều khách hàng không hề biết AhaSlides là sản phẩm của Việt Nam cho tới khi họ cần tới sự giúp đỡ của đội ngũ support hoặc gọi tới số hotline", anh cho hay.
Khó khăn ban đầu không kể xiết nhưng điều làm Dave luôn băn khoăn là ở Việt Nam, không có nhiều công ty xây dựng theo mô hình 'sofware as a service' (SaaS) (tạm dịch: cung cấp phần mềm như một dịch vụ) để anh có thể tham chiếu, học hỏi và áp dụng khuôn mẫu."Một năm đầu tiên, chúng tôi canh cánh sự mặc cảm khi làm ra sản phẩm từ một đất nước vốn không được biết đến về sản phẩm công nghệ. Khi AhaSlides chào bán sản phẩm, chúng tôi không ghi địa chỉ ở Việt Nam vì lo ngại người dùng thế giới không tin tưởng, không trả tiền cho sản phẩm của mình. Khi tiếp xúc với khách hàng, chúng tôi sử dụng hình ảnh, tên người nước ngoài. Ấy vậy mà nhiều người dùng nước ngoài, họ tinh ý và đã phát hiện điều này. Họ nói chúng tôi không cần phải giả vờ làm một anh "Tây" nào đấy đâu. Họ sử dụng sản phẩm, nhận xét công tâm, trả tiền cho công sức của mình.
Những lúc như vậy, chúng tôi cảm thấy xấu hổ và nghĩ rằng mình không cần phải trở nên to lớn hay "gồng" thành một công ty ở Thung lũng Silicon hay một nơi nào ghê gớm. Chúng tôi chỉ cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, người dùng toàn cầu đủ khách quan và công bằng để ghi nhận những nỗ lực đó.", anh Dave nhớ lại.
Niềm tin vào tương lai của người Việt
Dần thoát khỏi vỏ bọc tự ti nhờ sự đánh giá công bằng của người dùng trên toàn thế giới, giờ đây, anh Dave lại thấy may mắn vì mình đã khởi nghiệp tại Việt Nam. Anh không ngại dùng thời gian của mình để nói chuyện trực tiếp hay video call với khách hàng để lắng nghe và biết được họ đang sử dụng sản phẩm của mình ra sao.
Cho đến nay, ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn chủ yếu phục vụ gia công phần mềm hơn là trực tiếp sáng tạo sản phẩm. Vì thế, không ít người cũng giống như anh Dave luôn mang tâm lý "đi làm thuê" khi bước ra thế giới. Thời gian ban đầu, bảng giá sản phẩm của AhaSlides khá rẻ nhưng qua thời gian, giá trị sản phẩm được đánh giá tốt như những sản phẩm của châu Âu hay châu Mỹ, giá thành được đội ngũ quyết định nâng lên.
Anh Dave cho biết: "Với một sản phẩm "sinh sau đẻ muộn", lại thiếu sự tự tin, chúng tôi quyết định để mức giá rẻ. Thú thực, với những sản phẩm được làm ở Việt Nam có lẽ chỉ người Việt tự hào với nhau thôi chứ chưa đủ để tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thế giới. Tuy nhiên, tôi tin rằng những thành công mà AhaSlides có được chứng minh rằng chúng ta có cơ hội sòng phẳng ở sân chơi toàn cầu. Thời gian tới, ở Việt Nam sẽ có nhiều sự thay đổi lớn rõ nét hơn".
Nói riêng về lĩnh vực công nghệ thông tin, CEO AhaSlides đã được gặp và làm việc cùng nhiều kĩ sư, designer, chuyên gia giỏi tại Việt Nam, thậm chí nhiều lần anh cảm thấy kinh ngạc vì năng lực của nhân sự Việt và khả năng làm ra những sản phẩm tốt không kém so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, anh nhận xét nhân lực của Việt Nam thường chưa thể hiện tốt ở hai yếu tố.
Thứ nhất, khả năng làm việc nhóm còn yếu kém. Nhân sự Việt đôi khi thua kém từ những kỹ năng tưởng chừng như đơn giản nhất, như viết ra một trao đổi công việc sao cho ngắn gọn mà hoàn chỉnh.
Thứ hai, tâm lý của những người làm gia công phần mềm khác với những người làm ra giá trị cốt lõi, từ cách tiếp cận vấn đề đến việc đưa ra những quyết định ngắn hạn hay giải quyết bài toán dài hạn.
Anh Dave giải thích thêm, làm gia công, thực ra chúng ta đang giúp người khác hoàn thành giấc mơ của họ, còn một khi đã phải trả lời giá trị cốt lõi mình tạo ra là gì, chúng ta cần phải thay đổi tư duy rất nhiều. Chúng ta phải nghĩ tới vị thế khách hàng và chịu trách nhiệm cho từng quyết định của mình.
Từng sống nhiều năm ở Úc, Anh, Nhật Bản, Dave Bùi thích thú nhất với năng lượng của những người đồng nghiệp trẻ. Anh giải thích: "Khi quản lý đội ngũ trẻ ở Việt Nam, tôi thấy họ dù có một sự ngây thơ nhất định, kĩ năng không quá dày dặn, chuyên nghiệp, nhưng luôn tràn ngập năng lượng và tin tưởng tương lai sẽ thay đổi tốt đẹp hơn.
Thú thật, đây là một cảm giác tuyệt vời cho những người mong muốn tạo ra những thay đổi! Điều này trái ngược với những nước phát triển mà tôi từng làm việc, người trẻ mặc nhiên coi mọi thứ đã tốt đẹp và hoàn thiện rồi, tương lai sẽ chỉ như hiện tại hoặc đi xuống mà thôi. Cuộc sống và công việc ở Úc giống như một con đường thẳng thênh thang đã được xây sẵn, bạn có thể nhìn rõ đến cuối con đường. Kể từ khi trở về Việt Nam sinh sống và làm việc, tất cả mọi người xung quanh tôi đều tin tưởng sẽ tốt hơn. Và mừng hơn cả, tôi đang có những người bạn đồng hành tốt".
Tags