- Nhiều người từng học kém lại kiếm tiền giỏi, thăng chức sớm: 7 lối tắt không phải ai cũng tiết lộ cho bạn biết
- Vua dầu mỏ Mỹ dặn con: Muốn giàu, tham lam là điều cần thiết và đôi lúc phải gạt đi sĩ diện để làm điều này
- 22 tuổi, tài khoản tiết kiệm không đủ sống một năm nhưng mẹ vẫn ép tôi nghỉ việc: Đi rồi mới thấy quá sai lầm vì không làm sớm hơn
- Sau 1 năm bỏ việc và chịu cảnh thất nghiệp, tôi hiểu ra một điều quan trọng: Phải dành thời gian làm 3 việc này trước khi đối mặt với thử thách tiếp theo
Giữa cơn bão sa thải như hiện nay, chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi nhiều yêu cầu lớn hơn đối với các ứng cử viên. Ở đó không chỉ là trình độ, mà còn phải đáp ứng về kinh nghiệm, thái độ sống... Tuy nhiên, học sinh Việt Nam luôn bị đặt nặng về kiến thức sách vở, ít được thực hành. Vậy, điều này có thực sự cần thay đổi?
Bạn nghĩ sao về một môi trường học tập chỉ chú trọng đến những kiến thức trong sách vở, khiến học sinh trở thành những con "mọt sách"? Còn bản thân bạn, khi là một học sinh bạn mong muốn có được điều gì khi đến trường? Có phải chỉ đơn thuần là kiến thức?
Một công việc làm thêm chắc hẳn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm mới lạ và thú vị cho học sinh, đồng thời cũng là cơ hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng để vững bước vào cuộc sống. Nhưng với học sinh THPT từ 15-18 tuổi, liệu có phù hợp để các bạn đi làm thêm? Thậm chí, có nên bắt buộc học sinh THPT phải có chứng chỉ công việc làm thêm thì mới có thể tốt nghiệp?
Đây là nội dung tranh luận trong trận Tứ kết 3 - Gameshow Trường Teen, phát sóng trên kênh VTV7, giữa hai đội chơi đến từ THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) và THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái).
Ở lượt 1, Minh Kiên từ đội ủng hộ (THPT Chuyên Ngoại ngữ) không những chỉ ra thực trạng "học" và "hành" hiện nay, mà còn đi sâu vào phân tích việc làm thêm giúp học sinh hoàn thiện hơn như thế nào. "Chúng ta đang lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của cả xã hội không để làm gì, vì chương trình học tập trung quá nhiều vào lý thuyết mà không chú trọng thực hành, thực tiễn."
Trong khi đó, đối thủ của Minh Kiên - cô bạn Hải Hiệp (THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái) lại nhanh chóng đưa ra phản biện về những rủi ro khó lường khi đi làm thêm và đưa ra hướng giải quyết mới đầy mạo hiểm: bắt buộc học sinh tham gia các hoạt động trong trường thay vì đi làm thêm và đưa ra hệ thống điểm đánh giá, rèn luyện. "Khi học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, các em sẽ có được hai thứ: sự đa dạng về các ngành nghề và tự do lựa chọn các ngành nghề đó mà không bị giới hạn."
Tuy cả hai đều được đánh giá cao về phong cách tranh biện, xong các giám khảo đã có góp ý với đội phản đối rằng không nên "mạo hiểm" để các luận điểm về hoạt động ngoại khóa làm lệch đi kiến nghị ban đầu. Chính bởi hệ thống luận điểm và dẫn chứng rõ ràng hơn nên Minh Kiên đã giành trọn 30 điểm về cho đội ủng hộ.
Bước vào lượt thi đấu thứ hai, Mai Anh (đội ủng hộ) đã bình tĩnh bổ sung thiếu sót của người 1, đồng thời tập trung phân tích lợi ích mà việc làm thêm mang lại cho học sinh: "Chúng tôi muốn giúp học sinh va chạm với xã hội dễ dàng hơn bởi vì sao? Họ sẽ thực sự trải nghiệm những điều đang xảy ra trong xã hội. Họ sẽ được làm việc với những người có kinh nghiệm và điều này tốt hơn nhiều so với các hoạt động ngoại khóa của các bạn.". Đồng thời, luận điểm "Các học sinh miền núi không thể có đủ cơ sở vật chất để làm ra các sự kiện, hoạt động ngoại khóa lớn" cũng được giám khảo Tú Uyên đánh giá cao.
Trái lại, Minh Anh (đội phản đối), với phong thái tranh biện "cực gắt" đã mang đến những luận điểm phản biện sắc sảo về giới hạn của việc đi làm thêm: "Không có nhiều công việc phù hợp với học sinh cấp 3, mà ít nhất họ cũng muốn tuyển sinh viên đại học, cao đẳng." Đồng thời, Minh Anh cũng nhấn mạnh vào đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh là quan trọng hơn cả. Kiên trì với hướng đi mạo hiểm này, Minh Anh đã lội ngược dòng, xuất sắc mang về 30 điểm về cho đội thi của mình và đưa trận đấu về thế cân bằng.
Lượt thi thứ 3 chứng kiến một phần đối đầu kịch tính giữa hai thí sinh nam.
Đình Khoa (đội ủng hộ) với cấu trúc bài nói rõ ràng, mạch lạc đã chỉ ra hạn chế trong chính sách của đội bạn: "Không phải học sinh cấp 3 nào cũng có thể đi học đại học, nhưng việc học cấp 3 là việc học bắt buộc đối với mọi học sinh". Sau đó Đình Khoa tiếp tục nêu lên những lợi ích lâu dài mà công việc làm thêm đem lại học sinh khi hình thành tính chủ động trong mọi việc và khả năng thích nghi trước khi bước vào đại học và công việc sau này.
Đối đầu với Đình Khoa đĩnh đạc là Chí Dũng với phong cách tranh biện mạnh mẽ, chú trọng vào phản biện và chỉ ra những mâu thuẫn trong trận đấu "Tham gia hoạt động ngoại khóa, học sinh sẽ tự trải nghiệm và tìm được đam mê, có định hướng rõ ràng trong tương lai. "Chúng tôi cho rằng việc làm thêm sẽ yêu cầu cao hơn về kiến thức chuyên môn. Bạn phải có kiến thức chuyên môn thì bạn mới làm được những công việc yêu cầu về trí óc." Bằng những luận điểm then chốt này, Chí Dũng đã thành công vượt lên đối thủ khi chinh phục được 2 giám khảo Ngô Bá Lục vàTú Uyên, mang về thêm 20 điểm cho đội phản đối.
Sức nóng của trận đấu được đẩy lên ở lượt thi cuối cùng, lượt phản hồi.
Trong khi Mai Anh (đội ủng hộ) khẳng định lợi ích lâu dài của việc đi làm thêm thì Minh Anh (đội phản đối) lại nhấn mạnh chính sách của đội mình đã đưa ra: "Trong thế giới của chúng tôi, học sinh sẽ được tham gia đa dạng và tự do lựa chọn các ngành nghề mà không bị giới hạn", bên cạnh đó hướng tới nhu cầu của học sinh và quá trình thay đổi lâu dài về tư duy cho toàn xã hội. "Việc đưa ra các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp nâng tầm quan trọng của kỹ năng mềm, bởi nếu từng gia đình quan tâm, toàn xã hội cũng sẽ quan tâm đến kỹ năng mềm trong tương lai".
Cuối cùng, Minh Anh đã nhận được 10 trên tổng số 15 điểm của lượt phản hồi, và xuất sắc mang chiến thắng về cho THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) với điểm số chung cuộc 60-45.
Vậy còn bạn, bạn ủng hộ hay phản đối việc học sinh cấp 3 phải có chứng chỉ làm thêm để tốt nghiệp?
Trời rét cóng, học sinh Nhật Bản vẫn ăn mặc phong phanh đến trường: Nguyên nhân do đâu?Tags