Tuyển thủ Thái Lan trồng rau, bán bánh mì kiếm sống thời Covid-19

Chủ nhật, 19/04/2020 14:10 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn)- Truyền thông Thái Lan ngày 19/4 dẫn câu chuyện của trang fanpage “Ball Boy” tường thuật về hai cầu thủ bóng đá Thái Lan đang vất vả trang trải cuộc sống cho mình và gia đình trong những ngày không có bóng đá.

Bóng đá Việt Nam hôm nay: Thái Lan không có đội hình mạnh nhất dự AFF Cup 2020

Bóng đá Việt Nam hôm nay: Thái Lan không có đội hình mạnh nhất dự AFF Cup 2020

Bóng đá Việt Nam hôm nay: Thái Lan không có đội hình mạnh nhất dự AFF Cup 2020.

Krailas Panyaroj và Thiraphon Yoyoei là hai cầu thủ của đội bóng Samut Prakan City đang chơi ở giải VĐQG hàng đầu Thái Lan Thai-League 1. Do dịch bệnh Covid-19, cả hai cầu thủ này phải trở về nhà tự cách ly với gia đình và tự kiếm sống trong thời gian không đá bóng.

Krailas Panyaroj đã kinh doanh bán cỏ, nước cam tươi và bánh mì tại quê hương Bang Pa-in, tỉnh Phra Nakhon Si Ayutthaya. Cầu thủ này sẵn sàng giao đến tận nhà người mua nếu nhận được đơn đặt hàng. Krailas cho biết trong thời gian không đá bóng, thu nhập của anh và gia đình bị thiếu như nhiều ngành nghề khác.

Gia đình cầu thủ này có bố mẹ cần được chăm sóc và các chi phí khác. Do đó, Krailas phải tìm cách kiếm tiền để trang trải cuộc sống.

Tiền đạo từng khoác áo ĐTQG Thái Lan nghĩ đến việc làm những việc đơn giản như bán cỏ, nước cam và bánh mì để giúp đỡ gia đình.

Nhiều cầu thủ Thái Lan phải làm thêm nhiều nghề để kiếm sống trong khi giải đấu hoãn tới tận tháng 9
Nhiều cầu thủ Thái Lan phải làm thêm nhiều nghề để kiếm sống trong khi giải đấu hoãn tới tận tháng 9

Trong khi đó, Thirapon Yoyoei đã trêu chọc tiền đạo từng được gọi vào đội tuyển quốc gia Thái Lan đang là đồng đội của mình ở Samut Prakan City. Thirapon cũng trở về quê hương ở tỉnh Roi Et để sống cuộc sống bình dị với người dân trong làng. Cầu thủ này trồng rau, gieo lưới, đánh cá và tìm lâm sản để tiêu thụ.

Thirapon cho biết: “Nuôi bò được coi là một nghề trong gia đình và nhân cơ hội này để giúp đỡ bố mẹ. Và một điều khác, đây được coi là hạnh phúc của bản thân khi trở về quê sống theo lối sống của dân làng”.

V.H

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›