(Thethaovanhoa.vn) - HLV Philippe Troussier nhấn mạnh U19 Việt Nam sẽ chơi phòng ngự phản công trước U19 Nhật Bản và ông tin đội nhà không thua kém đối thủ.
Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá vòng loại U19 châu Á
* 19h00 ngày 10/11: U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản (BĐTV)
https://www.youtube.com/watch?v=vTs7V9qXebc
http://hplus.com.vn/xem-kenh-htv-the-thao-hd-4009.html
* 16h00 ngày 10/11: U19 Mông Cổ vs U19 Guam (HTV Thể thao)
http://hplus.com.vn/xem-kenh-htv-the-thao-hd-4009.html
https://www.youtube.com/watch?v=dIkuFIVn1fE
* Xem kết quả và bảng xếp hạng bóng đá bảng J U19 châu Á TẠI ĐÂY:
https://www.livescore.com/soccer/asia/afc-u-19-championship-qualification-group-j/
Nếu thắng U19 Nhật Bản, U19 Việt Nam sẽ dẫn đầu bảng J vòng loại U19 Châu Á 2020, mặc nhiên giành quyền dự VCK. Nếu hòa hoặc thua, chúng ta xếp nhì bảng và phải chờ so sánh kết quả với các đội nhì bảng khác để biết có nằm trong số 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, qua đó đủ điều kiện giành vé dự VCK U19 châu Á hay không.
Dù đá phòng ngự phản công hay tấn công thì liệu U19 Việt Nam có khả năng đánh bại U19 Nhật Bản không? Nếu lấy những màn trình diễn của hai đội trước U19 Mông Cổ và U19 Guam làm thước đo để so sánh thì rõ ràng chúng ta không có “cửa” hạ đối thủ ở trận “chung kết” bảng J này.
U19 Nhật Bản phô bày sức tấn công khủng khiếp (hạ Mông Cổ 9-0, Guam 10-0) còn hiệu quả tấn công của chúng ta hạn chế hơn rất nhiều. Rõ ràng, khả năng tận dụng cơ hội của U19 Việt Nam chưa tốt. Bằng chứng là rất nhiều cơ hội ngon ăn bị các cầu thủ bỏ lỡ trong trận đấu với U19 Guam.
Chính ông Philippe Troussier cũng thừa nhận điều này và chỉ ra đó là điểm khiến ông chưa hài lòng. Gặp một đối thủ yếu như Guam mà chúng ta chơi như vậy thì gặp Nhật Bản chúng ta có đá được tốt hơn? Trước đối thủ đã nã tới 19 bàn thắng vào lưới Mông Cổ và Guam, chúng ta chơi phòng ngự phản công như ông Troussier nói là hoàn toàn dễ hiểu.
Nhưng chơi như thế liệu có đủ sức ngăn Nhật Bản ghi bàn hay chưa thì không ai dám chắc. Và nếu trước Mông Cổ và Guam chúng ta không thắng quá đậm, bỏ lỡ nhiều cơ hội thì trước Nhật Bản chúng ta liệu có được bao nhiêu cơ hội để tận dụng? Rõ ràng là khó có thể chờ đợi đối thủ cho chúng ta có quá nhiều cơ hội ngay cả khi họ đá tấn công. U19 Việt Nam đang dẫn đầu bảng xếp hạng các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất với 6 điểm, xếp sau chúng ta là Trung Quốc (cùng 6 điểm) và 3 đội khác cùng có 4 điểm.
Khoảng cách điểm số và chỉ số phụ chưa phải quá an toàn nên chúng ta vẫn cần ít nhất 1 điểm trong cuộc đối đầu với U19 Nhật Bản để củng cố hi vọng dự VCK U19 Châu Á. Nếu Việt Nam thua trận, cơ hội dự VCK của chúng ta sẽ giảm nhiều vì khi đó có tới 4-5 đội có cơ hội thực tế để vượt mặt chúng ta trong xếp hạng các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.
Nhưng để giành ít nhất 1 điểm trước U19 Nhật Bản thì chúng ta cần đá thế nào? Đôi công thì rõ ràng quá nguy hiểm vì như đã nói, Nhật Bản tấn công mạnh khủng khiếp và chúng ta có nguy cơ “dính đòn”. Tử thủ cũng có vẻ không ổn bởi nếu chỉ lo phòng ngự, chúng ta vẫn có nguy cơ thủng lưới và thất bại trước áp lực liên tục đối thủ tạo ra. Vậy chiến thuật phù hợp nhất ở đây là gì?
Ông Troussier với kinh nghiệm và sự am hiểu của mình về bóng đá Nhật Bản hẳn hiểu rằng Việt Nam một mặt vẫn phải chú trọng phòng ngự số đông để hạn chế các mối đe dọa từ đối thủ, mặt khác phải tận dụng bằng được những cơ hội (có thể là không nhiều) có được để ghi bàn. Lối chơi ấy có lẽ là khả dĩ nhất để giúp U19 Việt Nam hi vọng giành ít nhất 1 điểm trước U19 Nhật Bản.
HT
Tags