- Người đàn ông sống lâu nhất Trung Quốc, thọ xuyên 3 thế kỷ áp dụng một bí quyết đơn giản: Ai cũng có thể học theo
- Tự sự của người cha sống quá nửa đời người: Cay đắng nhất không phải không có tiền tiết kiệm mà là thấy con cái lụi bại, không có ý chí!
- Ở chốn công sở, 8 hành vi này cần tránh xa nếu không muốn bị đánh giá là ngu ngốc: Điều đầu tiên 10 người thì 9 người mắc phải
Đây là căn bệnh ác tính phổ biến và nguy hiểm hàng đầu thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 1,8 triệu bệnh nhân tử vong do mắc ung thư phổi vào năm 2018. Và đến nay, tỷ lệ ấy vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Số lượng bệnh nhân nam mắc ung thư phổi vẫn luôn ở mức cao hơn so với bệnh nhân nữ.
Còn theo dữ liệu cập nhật của cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), cũng trong năm 2018 đã có khoảng 2,35 triệu người trên toàn thế giới được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Ở Châu Á, theo số liệu ghi nhận từ Trung tâm Ung thư Quốc gia Trung Quốc, có khoảng 78.700 ca ung thư phổi được chẩn đoán vào năm 2015.
Ung thư phổi tồn tại 2 dạng chính là ung thư phổi không tế bào (chiếm khoảng 80%) và ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 20%). Bệnh có khởi nguồn từ khí quản, niêm mạc phế quản và các tuyến lá liên quan của phổi.
Hút thuốc là thủ phạm chính gây tình trạng ung thư phổi ở nam giới. Nguy hiểm hơn, một người hút thuốc cũng khiến mọi người xung quanh hít phải khói thụ động, lâu dần gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, tình trạng ung thư phổi còn do sự ô nhiễm không khí, việc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại trong môi trường làm việc, các chất phóng xạ,…
Bệnh cũng liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên làm 3 việc này trước khi đi ngủ thì chính là đang gián tiếp nuôi bệnh ung thư phổi phát triển.
3 thói quen "tiếp tay" cho bệnh ung thư phổi tăng cao và có dấu hiệu trẻ hóa
1. Hút thuốc lá
Đối với những người hút thuốc lá lâu năm, các mô liên kết phổi đã có sự tổn thương mãn tính, gây hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch. Hơn nữa, các chất độc hại có trong thuốc lá cũng kích thích khả năng gây ung thư và tăng nguy cơ mắc bệnh khác.
Đặc biệt, khoảng thời gian trước khi đi ngủ là lúc nhịp hô hấp của phổi giảm khối lượng hoạt động. Vì thế, nếu bạn hút thuốc lúc này sẽ khiến cơ thể không kịp đào thải khói độc ra ngoài, khiến nó lưu lại trong phổi cả đêm. Từ đó gây nguy hiểm trực tiếp tới tế bào phổi và sức khỏe của bạn.
2. Thường xuyên thức khuya
Thức khuya là nguyên nhân quan trọng khiến bệnh ung thư phổi có tốc độ trẻ hóa nhanh. Ngày nay, nhiều bạn trẻ không có chế độ sinh hoạt khoa học, thiếu lành mạnh. Họ đi ngủ muộn và không ngủ đủ giấc, thường xuyên thức khuya sử dụng điện thoại.
Điều này vô hình đã phá vỡ cơ chế điều hòa của nhiều hoạt động cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư phổi.
Bởi tất cả các chức năng của cơ thể đều cần được nghỉ ngơi và tiến hành đào thải chất độc. Vậy nên bạn cần đi ngủ sớm, đúng giờ và đủ giấc để cơ thể có thời gian tiết ra các hormone có lợi và điều hòa sức khỏe.
Các bạn nên cố gắng tránh thói quen không tốt này càng sớm càng tốt để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi.
3. Ăn nhiều thực phẩm chua vào ban đêm
Các thực phẩm chua hay được ngâm chua đều có chứa nitrit. Và khi nitrit đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine - một chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm.
Ban đêm cũng là thời điểm nghỉ ngơi của các chức năng trong cơ thể. Vậy nên khi nitrosamine tồn tại trong người quá lâu, không được tiêu hóa sẽ gây hại cho chức năng phổi.
Vì vậy, bạn không nên ăn thực phẩm chua vào buổi tối mà thay vào đó hãy bổ sung các loại rau củ quả, trái cây tươi nhiều vitamin và khoáng chất. Điều này đặc biệt rất tốt cho lá phổi của bạn.
Tags