Liệu việc uống cà phê mỗi sáng có thực sự là "chìa khóa vàng" mở ra sự tỉnh táo và trạng thái hưng phấn cho nhiều người hay là "lợi bất cập hại"?
Đối với nhiều người, cà phê vốn là món đồ uống không thể thiếu vào mỗi buổi sáng để có thể bắt đầu một ngày mới học tập, làm việc tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, nhất là đối với nhân viên văn phòng hay lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Bên cạnh những tác dụng tích cực đối với sức khỏe như ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và chống trầm cảm, nếu uống quá nhiều trong ngày có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm cả ung thư.
Uống nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, dẫn tới ung thư
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật Zhan Yixue của Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Đài Bắc cho biết cà phê có thể thúc đẩy nhu cầu đường ruột, giúp giảm táo bón, hỗ trợ đại tiện, từ đó giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Nghiên cứu công bố trên trên Tạp chí Phòng ngừa bệnh Tim mạch châu Âu năm 2022 chỉ ra rằng những người uống hai đến ba tách cà phê có ít nguy cơ mắc bệnh so với người không có thói quen này.
Hiệp hội Tim mạch châu Âu cho hay cà phê xay làm giảm 27% nguy cơ tử vong, cà phê không chứa caffein giảm 14% nguy cơ tử vong và cà phê uống liền giảm 11%.
Ngoài ra, uống hai đến ba tách cà phê xay mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch xuống 20%, cà phê uống liền giảm 9% và loại không chứa caffein giảm 6%.
Minh họa
"Phát hiện của chúng tôi chỉ ra uống một lượng nhỏ cà phê các loại không phải điều xấu, nó là thói quen tốt cho tim mạch", Peter Kistler, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tiểu đường và Tim mạch, tại Melbourne (Australia), người đứng đầu công trình cho biết.
Theo ông Kistler, bên cạnh caffein, cà phê chứa hơn 100 thành phần hoạt tính sinh học khác. Những hoạt chất này có khả năng ngăn ngừa bệnh tim và giảm thiểu nguy cơ tử vong nhưng tiền đề của những nghiên cứu trên là người dùng uống cà phê với lượng thích hợp.
Bác sĩ Zhan Yixue cũng chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiêu thụ quá nhiều cá phê và bệnh trào ngược dạ dày dường như có liên quan ở một mức độ nhất định. Bởi caffein trong cà phê có thể làm giãn cơ vòng "cardia" ở ngã ba thực quản và dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày qua thực quản, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, thậm chí có thể gây ra tổn thương và dẫn đến ung thư thực quản. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều caffein cũng có thể làm tăng huyết áp, tim đập nhanh, khó ngủ, đau đầu, run cơ.
Bác sĩ cho biết thêm cà phê với các mức độ rang khác nhau cũng có sẽ tác động đến dạ dày. Cà phê rang nhạt sẽ có độ axit cao, dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.
Không nên uống quá 2 ly cà phê mỗi ngày
Câu hỏi đặt ra rằng: "Nên uống cà phê như thế nào là hợp lý?". Bác sĩ Zhan Yixue chia sẻ theo khuyến nghị của Ủy ban Khoa học Thực phẩm EU, người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 300 mg caffeine mỗi ngày. Bởi ngoài cà phê, nguồn caffeine trong cuộc sống hàng ngày có từ trà, ca cao, các sản phẩm sô cô la hoặc nước tăng lực,...
Còn nếu là cà phê mới pha không nên uống quá 2 cốc và một cốc chỉ nên uống khoảng 350 cc.
"Đối với phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc những người có nhịp tim không đều, mắc các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày, người dễ bị mất ngủ nên cân nhắc sức khỏe của bản thân và giảm lượng caffein nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Mặc dù caffein có thể ngăn ngừa sỏi thận, nhưng nếu chỉ uống cà phê mà không uống đủ nước, cơ thể sẽ bị mất nước dưới tác dụng lợi tiểu của caffein, đây là yếu tố nguy cơ gây sỏi thận.". Bác sĩ nói.
Tuyệt đối không được thêm sữa và đường vào cà phê
Đối với nhiều người thích mùi thơm của cà phê nhưng lại ngại uống vị đắng nên thường thêm nhiều đường, sữa đặc,... để có vị ngọt hơn. Hoặc nhiều người nghĩ rằng chọn uống cà phê sữa hoặc latte sẽ không gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là phụ nữ. Nhưng thực tế đây là một sai lầm.
Bác sĩ Zhan Yixue giải thích rằng 2 muỗng đường tương ứng với 48g, nhiều hơn đường trong 1 lon Coca; chưa kể sữa có chất béo sẽ làm chậm nhu động đường tiêu hóa, dễ tạo cảm giác khó chịu, đầy bụng. Do đó nếu uống nhiều hoặc thêm các chất gây ngọt trên sẽ càng gây khó chịu cho dạ dày hơn
"Khi thêm quá nhiều đường, bạn sẽ “vô hiệu hóa” tác dụng giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của cà phê. Để thay thế đường, bạn có thể dùng chút ít quế. Quế có thể giúp giảm tăng đường huyết, kiểm soát cơn đói của bạn". Bác sĩ chia sẻ.
Tags