NSNA
Đào Tiến Đạt (tên thật là Đào Ngọc Xứng), sinh ngày 2/10/1956 tại Bình
Định, đến với nhiếp ảnh từ năm 1998. Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
Việt Nam. Năm 2006 anh được Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) bầu chọn là NSNA
xuất sắc thứ 10 thế giới về thể loại ảnh trắng đen. Năm 2008, Hội Hình
ảnh Không biên giới (ISF) phong tước hiệu RISF2. Năm 2009, Hội Nhiếp
ảnh Delaware (Mỹ) phong tước hiệu AWIEP. Được nhiều bằng khen của UBND
tỉnh Bình Định, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Bộ VH,TT&DL... |
Cuộc thi ảnh tại Phần Lan nói trên có 3 thể loại: Tự do - Thiên nhiên - Du lịch. Ở mỗi thể loại, mỗi tác giả được gửi tối đa 4 tác phẩm, được Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh Quốc tế (FIAP) và Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) bảo trợ. Mỗi tác phẩm dự thi được chấm bởi 5 Hội đồng Giám khảo độc lập, mỗi Hội đồng Giám khảo có bộ giải thưởng riêng.
NSNA Đào Tiến Đạt của Việt Nam gửi 8 tác phẩm ảnh màu dự thi ở 2 thể loại: Tự do và Du lịch thì có 4 tác phẩm (thể loại tự do) gồm Khát, Bước ngoặt số 3, Bắt bò tót số 3 và Giấc mơ đời người đoạt HCV FIAP cho bộ ảnh xuất sắc nhất cuộc thi (của 5 salon) và HCV PSA cho bộ ảnh xuất sắc nhất của Salon Vantaa. Ngoài ra tác phẩm Bước ngoặt số 3 của anh cũng đoạt 2 HCV FIAP và 1 HCV AFCC. Về thể loại du lịch, tác phẩm Bắt bò tót số 1 và Cầu phước mổi tác phẩm đạt 1 HCV FIAP. Riêng tác phẩm Hoa cát của anh được trao Bằng Danh dự FIAP.
Trong 8 bức ảnh của Đào Tiến Đạt có 2 tác phẩm được anh bấm máy tại Pháp vào giữa tháng 6/2009 trong chuyến đi giao lưu theo lời mời của bà Marie France Delattre – Chủ tịch Hội Hình ảnh không biên giới (Image Sans Frontière – ISF) là tác phẩm Bắt bò tót số 1 và Bắt bò tót số 3. Sau khi từ Pháp trở về, nhận được thư mời của ban tổ chức, anh đã tự túc “mở hầu bao mua hộ chiếu quá cảnh cho những đứa con tinh thần” sang Phần Lan ứng thí cùng với đúng 600 tác giả khác (tính cả Đào Tiến Đạt là 601 tác giả - PV) với hơn 5.000 tác phẩm gửi đến dự thi từ 47 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có nhiều quốc gia có nền nhiếp ảnh mạnh, nhiều nghệ sĩ bậc thầy nhiếp ảnh của FIAP (M.FIAP) cũng gửi ảnh dự thi như nhiếp ảnh gia Amleto Bocci (Argentina), nhiếp ảnh gia Ulrich Fischer (Thụy điển), nhiếp ảnh gia David Wheeler (Anh)….
Khi nhận Report card (thẻ báo kết quả của BTC) Đào Tiến Đạt cho biết là anh ngỡ BTC nhầm chăng? Nhưng đến lúc nhận thư chúc mừng của Nhà nhiếp ảnh Thụy Điển mà anh chưa từng gặp mặt - ông Nils Erik Jerlemar - Phó chủ tịch United Photographers International (UPI),đó cũng là lúc kết quả cuộc thi công bố chính thức trên website AFCC thì “cuối cùng vỡ òa cảm xúc. Tôi quá hạnh phúc khi thấy hai chữ Việt Nam được đưa lên đầu bảng xếp hạng ”.
Nghe tôi hỏi đùa: “Tính cả 8 giải thưởng anh vừa đoạt được thì từ đầu năm đến nay tổng cộng anh đã đoạt tới 81 giải thưởng quốc tế về nhiếp ảnh, chắc tiền thưởng… nhiều hơn giấy in ảnh rồi anh nhỉ?” thì anh cười: “Giải vàng trị giá không đồng, anh ơi! Những giải thưởng quốc tế mà Đạt nhận duy chỉ có giải HCĐ FIAP cho tác phẩm Thời trang Elnino mà Đạt đoạt thưởng năm 2007 tại VN do Bộ VH,TT&DL và Hội NSNA Việt Nam phối họp tổ chức năm 2007 là “có rủng rẻng ” thôi, còn lại những giải khác thì… hổng có gì hết trơn á!”
Tác phẩm Khát của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Đào Tiến Đạt
Đoạt nhiều giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế nhưng như đã nói, NSNA Đào Tiến Đạt mới chỉ biết “mùi tiền thưởng” qua những cuộc thi Nhiếp ảnh trong nước hoặc quốc tế do VN đăng cai. Nhiều người bông đùa anh rằng chỉ lụi cụi vừa kiếm tiền vừa vác máy dài đây mai đó “trang trải” cho ước mơ của mình phải chăng Đạt chỉ muốn chứng tỏ mình là tay máy chỉ thích ngông tìm kỷ lục.
Nhưng hãy nghe anh nói, về “tấm ảnh cuộc đời” luôn in đậm trong tâm niệm anh: “Tôi sinh ra ở vùng quê Mỹ Chánh, mảnh đất chịu nhiều mất mát bởi chiến tranh. Tôi vào đời sớm và làm nhiều nghề để kiếm sống trong đó có nghề thu mua ve chai. Cuộc đời chìm nổi có những lúc gần như “cán đích” tuyệt vọng nhưng rồi nhờ sự động viên, giúp đỡ của gia đình, người thân tôi lại vượt qua.Với tôi sự thất bại hay thành công là một trải nghiệm, cho mình nhiều bài học rất có ý nghĩa.Và đằng sau của sự thành công nào cũng là kết quả của một quá trình học hỏi không ngừng, lao động nghiêm túc, nỗ lực và ý chí cầu tiến”.
Mặc dù anh thú nhận đến với nhiếp ảnh nghệ thuật là duyên may trong đời, nhưng cái duyên ấy đã và ngày một làm thay đổi “phận” cho anh. Bằng chứng là trong 4 năm liên tiếp từ 2004 đến 2007 anh được Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) xếp vào Top 25 tác giả xuất sắc thế giới thể loại ảnh trắng đen (Large monochrome print).
và 1 HCV AFCC của Đào Tiến Đạt
Mục đích đến với Nhiếp ảnh của Đào Tiến Đạt đơn giản chỉ vì đó là “giấc mơ đời” trong “con người” cá nhân anh. Và, CON NGƯỜI luôn là chủ đề tâm đắc để anh quan tâm, hướng đến. Bằng những tác phẩm của mình anh chia sẻ vài nghĩ suy về quê hương, cuộc đời : “ Tham vọng lớn nhất con người là được trường tồn nhưng qui luật khắc nghiệt của thời gian không từ một ai dù đó là bậc đế vương hay thứ dân (GIẤC MƠ ĐỜI NGƯỜI). Có những bước ngoặt có thể thay đổi vận mệnh đời người hay một đất nước, tuy nhiên sự đồng hành và cộng hưởng sẽ đem lại một kết quả tích cực (BƯỚC NGOẶT số 3). Đời người khi trầm khi bổng nhưng dù đến tuổi xế chiều quê hương vẫn nở hoa trên lối ta đi (HOA CÁT)*”.
(*) Các chữ viết hoa: KHÁT, GIẤC MƠ ĐỜI NGƯỜI, BƯỚC NGOẶT số 3, HOA CÁT là tên các tác phẩm nhiếp ảnh của NSNA Đào Tiến Đạt.
81 giải thưởng |
Một số ảnh đoạt giải tại Triển lãm ảnh Nghệ thuật Quốc tế lần thứ Nhất 2009 tổ chức tại Phần Lan của Đào Tiến Đạt: