3 câu nói bất hủ của 'đại gian hùng' Tào Tháo sau 2000 năm vẫn nguyên giá trị, giúp hậu thế làm nên đại sự
Thứ Năm, 20/10/2022 12:14 GMT+7
Dù bị xem là “kẻ gian hùng số 1” song những câu nói uyên thâm của Tào Tháo để lại rất nhiều bài học đắt giá cho hậu thế. Một trong số đó đã trở thành một trong những câu nói bỏ túi của cánh mày râu.
Sau khi tiến hành khai quật lăng mộ mà các nhà khảo cổ tin đó là nơi yên nghỉ cuối cùng của Tào Tháo, nhà chính trị, quân sự kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc, giờ họ tiếp tục "săn lùng" lăng mộ của các “đối thủ” của ông là Lưu Bị và Tôn Quyền.
Trong lịch ѕử gần 2000 năm qua, hình tượng về Tào Tháo ᴠẫn là một chủ đề gâу tranh cãi nhiều nhất trong lịch ѕử Trung Quốc. Có người nói, Tào Tháo là đại thần trị quốc mà cũng là gian hùng thời loạn thế. Cũng có người nói, Tào Tháo thực sự là một người đàn ông có bản lĩnh.
Tuy nhiên, dù là “kẻ gian hùng số 1” hay là người đàn ông có bản lĩnh thì người đời vẫn không thể phủ nhận tài năng của con người nàу. Cuộc đời thăng trầm chìm nổi đã tạo nên một con người Tào hào sảng, có dã tâm mà cũng vô cùng kiệt xuất. Ông đã dùng cách của riêng mình để sống một đời không hối tiếc.
Nói về bản thân mình, Tào Tháo có một câu nói vô cùng nổi tiếng đó là: “Người đời đều nói ta là gian hùng nhưng không làm được gì một kẻ gian hùng như ta, các ngươi tự khoe mình là quân tử nhưng đều thua trong tay một kẻ gian hùng như ta. Nếu cái giá của việc làm quân tử là bị lăng nhục, bị giẫm đạp, bị tiêu diệt, thậm chí là bị giết thì ta làm một kẻ gian hùng có thể thực hiện được hoài bão của mình”.
Không chỉ là kim chỉ nam giúp Tào Tháo tạo được những thành công to lớn trong cuộc đời mình, mà qua hàng nghìn năm lịch ѕử, những câu nói vẫn được lưu truyền và để lại rất nhiều bài học đắt giá cho hậu thế sau này:
1. Thà ta phụ người trong thiên hạ, chứ đừng để người trong thiên hạ phụ ta
Tào Tháo là người này chọn cách sống chủ động trong mọi việc và không để bản thân phải phụ thuộc hay bị động vì bất cứ điều gì. "Kẻ hùng gian số 1" sống đa nghi, luôn ngờ vực tất cả mọi người xung quanh mình bởi ông cho rằng bất kỳ ai bên cạnh cũng đều có thể quay lưng, ''trở mặt'' với mình. Do đó, Tảo Thào chỉ tin vào bản thân và không bao giờ để bản thân bị đâm sau lưng. Đây dường như cũng chính là triết lý sống cả đời của Tào Tháo.
Ngoài ra, "phụ" ở đây có một tầng giải thích khác, đó là gánh vác, đảm nhiệm. Do đó, câu nói này còn có một lớp nghĩa khác đó là thà ta gánh vác cả thiên hạ, gánh vác cho mọi người khắp thiên hạ, cũng không để người trong thiên hạ gánh vác cho ta, gánh trách nhiệm vì ta.
Tuy là người không được lòng thiên hạ nhưng Tào Tháo cũng chính là người đã chấm dứt thời kỳ loạn lạc ở phía bắc, để bách tính trong thiên hạ an cư lạc nghiệp. Từ đó có thể thấy tham vọng gánh vác cả thiên hạ của Tào Tháo cũng từ đó đã được hiện thực.
Còn đối với chúng ta, câu nói này nhắc nhở chúng ta đừng quá tin người mà hãy sống có chút đề phòng, hoài nghi để đề phòng người khác lừa gạt, phản bội bởi không gì là không thể xảy ra ở cuộc sống này.
2. Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại ắt sẽ thành công
Tào Tháo là người làm nên cơ nghiệp lớn, gánh vác nhiều việc đại sự. Suốt hơn mấy chục năm Nam chinh Bắc chiến, ông không chỉ táo bạo, anh dũng trên chiến trường mà cũng đầy mưu lược, cẩn trọng và thâm sâu trên triều cương nên đã tiêu diệt tất cả các đối thủ.
Đến cả tâm lý của người phụ nữ mà Tào Tháo cũng nắm rõ như lòng bàn tay. Phụ nữ luôn rất cảm tính, họ sống theo cảm xúc nhiều hơn lý trí. Thế nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi việc đầu tiên là họ đã vượt qua nỗi sợ hãi của con người để chiến đấu, thì chiến thắng sẽ là điều dễ nắm bắt hơn. Tào Tháo hiểu và vận dụng được điều này quả không hổ danh là một gian hùng kiệt xuất.
3. Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin
Thời xưa, việc dùng người cũng giống như đánh cờ. Người chơi cờ có hiểu quân cờ của mình, nắm rõ ưu khuyết từng quân cờ mới có thể tự tin mà đi đúng đường, đánh đúng nước. Tuy nhiên trên thực tế, việc dùng người còn phức tạp hơn đánh cờ. Vì đánh cờ, người chơi cờ chỉ cần tự tin vào chính mình là đủ, còn dùng người, ta không chỉ tin vào mình, mà còn phải tin vào nhiều yếu tố khác nữa.
Vốn nổi tiếng là một nhà chính trị - quân sự tài ba, đây chính là một trong những thuật dùng người giúp Tào Tháo thành công trong sự nghiệp của mình. Chọn đúng người, giao đúng việc và có lòng tin thì có thể quyết định kết quả thắng hay bại. Dù vậy, đặt trọn niềm tin vào người khác, quân lính hay nhân sự của mình thì không phải vị tướng hay nhà lãnh đạo nào cũng có thể làm được.