Hành thiện tích đức, cần mẫn phấn đấu thì phúc sẽ tự nhiên mà đến. Tâm không thiện, cố chấp tham lam thì tự nhiên sẽ chuốc lấy khổ. Vận mệnh của một người là do trời định, nhưng không phải là không thể thay đổi, suy cho cùng thì vận mệnh chính là do lời nói và việc làm của một người tạo ra cho chính mình.
Rút cuộc 4 đạo lý ấy là gì?
1. Giữ tài thì người tan, buông tài thì người tụ
Có một câu cổ ngữ như thế này: "Thiên hạ vì lợi ích mà tụ hợp, cũng vì lợi ích mà tứ tán khắp nơi."
Từ xưa đến nay, mối quan hệ lâu dài nhất giữa người và người là mối quan hệ về quyền lợi, nếu họ có thể hợp tác cùng có lợi thì mối quan hệ đó sẽ tồn tại rất lâu dài, còn nếu không có lợi ích gì thì dù cho tình cảm của họ có tốt đẹp đến mấy cũng sẽ có một ngày phai nhạt.
Trong hàng ngàn năm qua, các doanh nhân luôn tuân theo một nguyên tắc hợp tác hàng đầu là: chia sẻ lợi nhuận với người khác sẽ làm cho bản thân càng thêm thịnh vượng.
Bất cứ ai có một chút kinh nghiệm lăn lộn ngoài xã hội thì đều sẽ hiểu rõ đạo lý này: khi ta nắm chặt của cải thì người xung quanh sẽ phân tán đi nơi khác, khi ta hào phóng rải tiền tài ra xung quanh thì mọi người cũng sẽ tự nhiên mà tụ về. Nếu một người quá keo kiệt thì xung quanh họ sẽ ngày càng ít đi nhân tài, còn những người luôn nói nghĩa khí, có phúc cùng hưởng có họa cùng chia với anh em thì luôn dễ dàng có một đội ngũ hỗ trợ bên cạnh. Cái này gọi là người đắc nhân tâm thắng thiên hạ, chỉ khi đáp ứng được nhu cầu của người khác, đối phương mới thành tâm làm việc cho mình.
Một người chỉ biết đến lợi ích của bản thân thì khó mà kết được bạn, không ai muốn làm bạn với những người ích kỷ, nếu cứ tiếp tục như vậy thì cuối cùng những người như thế sẽ chỉ một mình cô độc, không có bạn bè.
2. Đời người khó có được mấy lần hồ đồ, thông minh rồi cũng sẽ bị thông minh hại
Nói đến chủ đề thông minh nhưng lại bị thông minh hại thì tôi lập tức nghĩ ngay đến một nhân vật tên Dương Tu trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", một người thông minh như vậy, có ai ngờ rằng cái kết của ông ta lại là "bị chính mình giết chết".
Tào Tháo là người xảo quyệt, đa nghi, còn Dương Tu chỉ có thông minh nhưng không có trí tuệ. Khi đứng trước mặt Tào Tháo, ông không những không biết khiêm tốn giả ngốc mà còn năm lần bảy lượt phô trương sự thông minh của mình.
Ngoài đời, cũng có rất nhiều người như vậy, ăn nói hành xử đều không có ý tứ, không quan tâm đến cảm xúc của người khác, cũng như chẳng để ý tình huống của bản thân, một lòng chỉ muốn phô trương tài năng của mình.
Loại người này tuy có thông minh nhưng rất khó đạt được thành công, bạn phải biết rằng không một ai muốn kết bạn với một người không biết giữ mồm giữ miệng cả. Có thể nói, khóa học bắt buộc đầu tiên dành cho người trưởng thành chính là học cách giữ mồm giữ miệng, có đôi lúc giả vờ ngu ngốc sẽ tốt hơn, như vậy thì con đường đi sau này mới rộng mở được.
Trần Anh
Tags