Giảm cân vừa tốt cho sức khỏe lại tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, những thói quen trước và trong khi ngủ có thể làm giảm mỡ vô cùng hiệu quả.
Về bản chất, cơ thể luôn ở trạng thái tiêu hao calo, bởi đây là nguồn năng lượng giúp duy trì sự sống. Lượng calo này gọi là tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR), bao gồm lượng calo đốt cháy qua đêm.
Tiến sĩ Ramiz Fargo, chuyên gia y học về giấc ngủ, chủ nhiệm khoa chăm sóc phổi tại Đại học Y tế Loma Linda, cho biết một người bình thường đốt trung bình 50 calo mỗi giờ trong khi ngủ. Như vậy, nếu ngủ đủ 8 tiếng, cơ thể tiêu thụ khoảng 400 calo, tương đương 85% lượng calo đốt trong khi thức và đứng yên.
Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và lượng calo tiêu hao khi nghỉ ngơi thay đổi dựa trên các yếu tố như tuổi tác, giới tính, di truyền, mức độ hoạt động và thể trạng sức khỏe.
Vậy, vì sao bạn lại có thể giảm cân ngay cả khi ngủ?
Giải thích hiện tượng này, tiến sĩ Fargo cho hay, khi bạn ngủ thì cơ thể vẫn chăm chỉ làm việc. Các cơ quan như tim, phổi, não, gan, thận...vẫn hoạt động bình thường.
Đồng tình với cách giải thích trên, tiến sĩ Rajkumar Dasgupta, chuyên gia giấc ngủ tại Keck Medicine, Đại học Nam California nói: "Khi não và bất kỳ cơ quan nào vận hành, các tế bào của cơ quan đó vẫn cần ‘thức ăn' dưới dạng ATP, gián tiếp tạo ra từ lượng calo tiêu thụ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn carbohydrate như glucose".
Trong đó, bộ não là cơ quan cần nhiều "thức ăn" dạng glucose nhất, đặc biệt là trong giai đoạn ngủ (REM). Đây là giai đoạn não bộ tạo ra những giấc mơ sống động, củng cố trí nhớ dài hạn và ngắn hạn. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giấc ngủ REM chiếm khoảng 20-25% tổng thời gian ngủ.
Tiến sĩ Dasgupta cho biết quá trình trao đổi chất tăng lên trong nửa sau giấc ngủ đêm. Điều này có nghĩa chỉ cần ngủ đủ 7 đến 9 tiếng như khuyến nghị, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo nhất có thể.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng là cách để tiêu hao nhiều calo. Theo tiến sĩ Dasgupta, chất lượng giấc ngủ bao gồm thời lượng ngủ REM (vì đây là lúc đốt nhiều calo nhất) và số giờ ngủ.
Tư thế ngủ ảnh hưởng đến việc giảm mỡ bụng như thế nào?
Một số lưu ý về tư thế ngủ có thể giúp cải thiện tình trạng mỡ bụng như sau:
- Không nằm sấp khi ngủ: Vì đây là tư thế có thể gây ra rối loạn nhịp thở, làm chậm đi quá trình tiêu hóa thức ăn, tích tụ mỡ và làm căng cơ lưng dưới. Ngoài ra, nằm sấp còn gây nên sự quá tải cho hệ thống khớp, lồng ngực và cổ tử cung. Khi cơ thể duy trì tình trạng căng thẳng do nằm sấp lâu ngày sẽ sản sinh cortisol tham gia vào quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng, đẩy nhanh lão hóa
- Ngủ nghiêng: Là tư thế giúp cải thiện giấc ngủ, giảm cân và đau lưng, tránh sưng phù ở chân, mông, đùi.
- Ngủ nghiêng trái là tư thế tốt cho hệ tiêu hóa, tránh việc tích tụ mỡ.
Tuy nhiên, tư thế ngủ cũng nên thay đổi theo thời gian để tránh trường hợp làm căng quá mức cánh tay.
Làm gì trước khi ngủ để giảm mỡ bụng?
Những thói quen trước khi ngủ có thể giúp làm giảm mỡ bụng bao gồm:
- Tạo môi trường mát mẻ trong phòng ngủ: Điều này sẽ giúp cơ thể khởi động quá trình đốt mỡ nhằm ổn định thân nhiệt.
- Uống các loại nước trước khi ngủ như nước chanh có chứa polyphenol giúp loại bỏ các chất béo tích tụ. Nước nho có chứa resveratrol giúp chuyển mỡ trắng thành nâu dễ được đốt hơn. Nước ép táo, trà gừng hay nước ép dâu tây cũng là những sự lựa chọn hiệu quả.
- Có khung giờ ngủ và thức dậy nhất định nhằm duy trì tỷ lệ đốt mỡ hoàn hảo.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng có ánh sáng xanh khiến cơ thể tiết ra Melatonin gây khó ngủ.
- Tập thể dục trước khi ngủ như vặn mình giúp phần cơ tại bụng hoạt động mạnh, đốt cháy mỡ thừa ở phần bụng, đem lại một vòng eo lý tưởng. Động tác kết hợp bụng với chân nhằm mục đích giảm mỡ phần bụng dưới, giúp bắp chân thon gọn hơn.
- Tắm nước nóng trước khi ngủ sẽ giúp làm ấm cơ thể, tăng tốc độ tuần hoàn máu, tăng bài tiết giúp giảm cân. Ngoài ra các cơ còn được thư giãn và thả lỏng đem lại một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Nguyễn Phượng
Theo Insider
Tags