Trước tình huống này, hội làm công ăn lương đang đưa ra nhiều ý kiến trái chiều.
Mới đây, trong một nhóm chuyên bàn về các vấn đề liên quan đến chuyện đi làm đã xuất hiện bài đăng về 1 tình huống xin nghỉ làm và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cụ thể người đăng tải bài viết cho biết vì nhà có đám tang nên xin nghỉ làm. Sếp của người này không một câu hỏi thăm hay chia buồn mà lại đòi chụp ảnh để xác nhận lý do là thật thì mới quyết định cho nghỉ hay không.
Ngay khi chủ đề này xuất hiện, các thành viên trong nhóm đã để lại nhiều ý kiến cái chiều. Một số người cho rằng nhân viên phải có vấn đề gì đó thì sếp mới phải làm đến nước thế này. Trong khi đó nhiều ý kiến lại khẳng định không phải sếp nào cũng dễ chịu và kể ra hàng loạt tình huống cực kỳ éo le liên quan đến chuyện xin nghỉ.
Không có lửa làm sao có khói, nhân viên phải thế nào thì sếp mới không tin tưởng
Theo đó, những người này cho rằng trước khi trách móc sếp, người nhân viên này nên xem lại mình. Bởi lẽ nếu người xin nghỉ là nhân viên tốt, hoàn thành nhiệm vụ, được xếp tin tưởng, không thường xuyên kiếm cớ xin nghỉ thì sếp sẽ không mất niềm tin như vậy.
Đậu Đậu: "Nhân viên thế nào mà để sếp phải hỏi câu đấy?".
H.A: "Thật ra tôi cũng hay nói dối sếp là nhà có tang…".
Thanh Hà: "Cứ nói vấn đề tang gia là kiêng kị nhưng 1 tháng xin nghỉ cho vài cái đám ma thì không những sếp mà anh em cùng làm ai cũng thắc mắc luôn. Mà chả có đám ma nào nằm trong khoản mục công ty phải cắt người đi viếng cả".
An Trần: "Vậy là mấy bạn chưa gặp trường hợp xin nghỉ vì nhà có đám tang bà mất, công ty đi viếng đến nơi thấy bà còn sống. Rồi năm bà ngoại xong tới ba nằm viện 'ảo' mấy lần".
Đăng Ngọc: "Chỗ mình trước còn có nhân viên xin nghỉ giỗ bố 3 lần trong 1 năm. Sao lắm bố thế không biết nữa".
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng việc sếp muốn có xác nhận là bình thường nhưng có thể do cách nói chuyện không khéo léo khiến nhân viên hiểu lầm. Việc người đăng bài không trích dẫn nguyên văn phản ứng của sếp cũng khiến nhiều người thắc mắc, khó đưa ra nhận định.
Những tình huống sếp bắt gửi xác nhận cực kỳ éo le
Trái ngược với những ý kiến trên, không ít người lại tỏ ra đồng cảm với người nhân viên này. Nguyên nhân chủ yếu là bởi họ cũng từng gặp tình huống y hệt hoặc một số trường hợp cũng éo le không kém.
Anh Anh: "Chuyện này có thật nha mọi người. Công ty cũ của tui, xin nghỉ cái gì cũng bắt giải trình, quay video, gửi ảnh. Đám tang bắt chụp giấy thông báo và quay cảnh đám tang gửi cho sếp xem".
Ly: "Xin nghỉ đám cưới anh, công ty yêu cầu chụp ảnh giấy đăng ký kết hôn của anh".
Thanh Dung: "Đau mắt xin nghỉ phải chụp ảnh cái mắt sưng lên gửi tổ trưởng dặn chị ý nhỡ quản lý có hỏi thì đưa hộ. Bị Covid xin nghỉ thì người ta cũng không tin, nhắn tin và gọi điện hỏi mấy lần xem mình ốm thật hay nói dối".
Bích Ngọc: "Thế đã bằng sếp đòi có ảnh bằng chứng là mình có mặt trong đám ma chưa?".
Kim Ngân: "Ngoại tui hấp hối, tui xin về quê lo tang sự thì sếp kiểu: 'Khi nào mất rồi về. Nhớ xin giấy khai tử'".
Trung Anh: "Sếp cũ của tôi còn kêu 'Sao em nghỉ ốm không báo sớm mà đêm rồi mới báo?'. Chắc tôi lên kế hoạch ốm được đấy".
- Đặc quyền chọn chỗ ngồi tuỳ nhu cầu mỗi ngày của nhân sự tại một công ty mà mọi dân văn phòng đều ao ước
- Nam nhân viên văn phòng mỗi ngày tốn 500 ngàn cho việc đi lại chỉ vì một nỗi sợ
- Để siết cân ngay cả khi đi làm, dân văn phòng phải thử ngay 5 mẹo giảm mỡ mà không cần tập luyện nhiều
Ngoài ra một số ý kiến còn cho rằng thay vì bắt chụp ảnh xác nhận thì sếp chỉ cần xin địa để công ty phúng viếng là được. Việc này vừa kiểm tra được nhân viên đang nói thật hay nói dối vừa cho thấy công ty có chế độ đãi ngộ tốt, quan tâm đến nhân viên.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về tình huống này?
Huyền Trang
Tags