Roma không chỉ có bộ mặt “cổ kính”
Trước đây ở Italia, bất cứ sự cách tân nghệ thuật và kiến trúc nào cũng không được ủng hộ bằng những cột trụ chống đỡ đấu trường Colosseum 2.000 năm tuổi. Tuy nhiên, Bảo tàng MAXXI sẽ là công trình xua đi sự ám ảnh của Italia với quá khứ đó.
Bảo tàng Nghệ thuật đương đại tại Roma
Tuy nhiên, ngân quỹ nghệ thuật quốc gia đã bị thu nhỏ lại từ nhiều năm qua. Italia chiếm tới 70% nghệ thuật thế giới, nhưng ngân quỹ đang mỏng đi và nghệ thuật đương đại không chiếm ưu thế. Nhiều năm sau khi dự án xây dựng bảo tàng được thông qua, việc cấp quỹ trở nên khó khăn hơn khi thành phố Roma trải qua ba đời thị trưởng khác nhau. Bộ máy quan liêu đã trở thành huyền thoại của Italia đã làm chậm tiến độ xây dựng và nhiều kế hoạch phải đưa ra xem xét lại toàn bộ khi các nhà chức trách công bố Roma là khu vực địa chấn. Song MAXXI vẫn “sống sót” qua những chấn động đó.
Tôn vinh nghệ thuật đương đại
Đất nước của những họa sĩ bậc thầy đã chọn kiến trúc sư Iraq Zaha Hadid để thiết kế bảo tàng. Hiện sống ở London, bà Zaha Hadid là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Kiến trúc Pritzker. Một trong những công trình điển hình nhất của bà là trụ sở đồ nội thất Vitra ở Weilam Rhein, Đức.
Zaha Hadid, phụ nữ đầu tiên đoạt giải Pritzker
Còn bên trong bảo tàng, những cầu thang bằng thép màu đen uốn lượn trong không gian màu trắng và tận dụng được ánh sáng tự nhiên vì trần nhà bằng kính. Bảo tàng có 29.000 m2 không gian trưng bày, cả trong nhà lẫn ngoài trời. Hadid nói rằng bà muốn tạo nên một công trình kiến trúc mà ai cũng cảm thấy thoải mái.
Kể từ năm 2000, MAXXI đã tạo dựng được một bộ sưu tập nhỏ với khoảng 300 tác phẩm. Bên cạnh đó, bảo tàng còn trưng bày các tác phẩm của kiến trúc sư trong kỷ nguyên Phát xít - Luigi Moretti hay triển lãm tôn vinh nghệ sĩ Italia đã quá cố Gino De Dominicis, người thường sáng tạo với các hài cốt.