Chiêm ngưỡng những cổ vật Việt 500 tuổi được vớt từ đáy biển

Thứ Sáu, 18/01/2019 12:23 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Cuộc trưng bày “Bí mật đại dương từ những con tàu cổ”  đã diễn ra vào sáng nay 18/1 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) với hơn 500 cổ vật được vớt từ đáy biển.

Khảo cổ dưới nước không chỉ là “vớt của”

Khảo cổ dưới nước không chỉ là “vớt của”

Dư luận quá để tâm vào việc trục vớt những kho cổ vật từ lòng biển mà không hiểu đúng những chức năng rất quan trọng của khảo cổ học dưới nước! Đó là ý kiến chung của nhiều chuyên gia khảo cổ.

Với vị thế đặc biệt quan trọng trong giao thương quốc tế , vùng biển Việt Nam từng là nơi có hàng loạt đoàn tàu buôn đi qua vào những thế kỷ trước. Và gần 30 năm qua, hàng chục con tàu cổ đã được phát hiện dưới lòng biển Đông thuộc vùng biển Việt Nam, trong đó có 6 con tàu được nghiên cứu, khai quật và trục vớt các hiện vật đi kèm.  Trong đó, con tàu đầu tiên- Tàu cổ Hòn Cau (Bà Rịa- Vũng Tàu) - được phát hiện và khai quật vào năm 1990

Một số con tàu chở cổ vật khác cũng được tiến hành trục vớt cổ vật, như trường hợp tàu cổ Bình Thuận, Hòn Dầm, Cù Lao Chàm ,Cà Mau....Trnog số đó, quá trình trục vớt tàu cổ Cù Lao Chàm năm 1997 -2000 đã tìm được 240.000 hiện vật, cùng 11 bộ hài cốt của các thương nhân và thuyền viên.Tàu cổ Bình Thuận khai quật năm 2001-2002 thu được hơn 60.000 hiện vật, đa số là gốm sứ hoa lam. Di tích tàu cổ Hòn Dầm, có khoảng 16.000 hiện vật gốm Thái Lan.Tàu cổ Cà Mau nằm ở độ sâu 35m, có chiều dài 24m rộng gần 8m với hiện vật là nhiều đồ gốm sứ men trắng vẽ lam, sản xuất tại Trung Quốc đời Ung Chính.

Trước cuộc trưng bày "Bí mật đại dương từ những con tàu cổ", Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tổ chức một cuộc trưng bày tương tự tại Mokpo và Busan (Hàn Quốc) từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018, mang tên: “Đồ gốm sứ phát hiện ở vùng biển Việt Nam”. Triển lãm được các nhà nghiên cứu và công chúng Hàn Quốc đánh giá cao.

Chú thích ảnh
Các điểm trục vớt tàu cổ tại vùng biển Việt Nam từ trước tới nay

Trưng bày "Bí mật đại dương từ những con tàu cổ" giới thiệu tới công chúng hơn 500 hiện vật có niên đại từ thế kỷ 15-18 được tuyển chọn trong bộ sưu tập di sản gốm sứ từ các con tàu đắm mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ và bảo quản. Trưng bày gồm 4 nội dung chính:Biển Việt Nam và thương mại đường biển, Đồ gốm thương mại Việt Nam,Con đường tơ lụa trên biển,Những con tàu được khai quật từ đáy biển Việt Nam

Trưng bày sẽ mở cửa đón khách tham quan từ 18/1/2019 đến 18/5/2019

Dưới đây là một số cổ vật đặc biệt được trưng bày tại triển lãm:

Chú thích ảnh
Chậu trang trí cá và hoa
Gốm men trắng vẽ lam. Thế kỷ 15
Tàu cổ Cù Lao Chàm
Chú thích ảnh
Chậu trang trí hoa sen dây
Gốm men trắng vẽ lam. Thế kỷ 15
Tàu cổ Cù Lao Chàm
Chú thích ảnh
Ang
Gốm men trắng vẽ lam. Thế kỷ 15
Tàu cổ Cù Lao Chàm
Chú thích ảnh
Bình tỳ bà
Gốm men trắng vẽ lam. Thế kỷ 15
Tàu cổ Cù Lao Chàm
Chú thích ảnh
Chân đèn
Gốm men trắng vẽ lam. Thế kỷ 15
Tàu cổ Cù Lao Chàm
Chú thích ảnh
Chày cối
Gốm men nâu. Thế kỷ 15
Đồ dùng của thủy thủ tàu cổ Cù Lao Chàm
Chú thích ảnh
Ấm trang trí tích “Trực thượng thanh vân”
Gốm men trắng vẽ lam. Thế kỷ 18. Trung Quốc
Ấm vẽ mục đồng cưỡi trâu, tung mũ cỏ lên trời xanh, ngụ ý “sỹ đồ bình bộ thanh vân” (con đường làm quan một bước lên mây).
Tàu cổ Cà Mau
Chú thích ảnh
Tổ hợp 9 đĩa trang trí hoa lá
Gốm men trắng vẽ lam. Thế kỷ 16-17
Tàu cổ Bình Thuận

Sơn Tùng. Ảnh: Bảo tàng cung cấp

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›