Kỷ niệm 66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Vườn kỷ vật mang tên Đại tướng ở Hải Phòng

Thứ Tư, 06/05/2020 10:54 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Được gặp, được nghe trực tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “vị kiến trúc sư trưởng” cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nói về chiến lược xây dựng và khôi phục nền kinh tế Việt Nam đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững là động lực sâu xa thúc đẩy doanh nhân Phạm Hồng Điệp cùng các cộng sự quyết tâm xây dựng Khu công nghiệp sinh thái do người Việt Nam làm chủ đầu tư.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

65 năm đã qua, từ cánh đồng Mường Thanh lịch sử, những bài học của thắng lợi Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị. Từ Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã giành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thu non sông về một dải, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên “độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội”; dựng xây đất nước, bảo vệ Tổ quốc vẹn toàn, đưa Việt Nam có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế…

Tại đây, các doanh nhân trân trọng xây dựng khu Vườn kỷ vật mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp với giá trị và ý nghĩa trường tồn.

Doanh nhân Phạm Hồng Điệp hào hứng kể lại "Năm 2006-2007, tôi tham gia cuộc thi sáng tạo về môi trường bền vững do Bộ tài nguyên và Môi trường và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức. Hai lần dự thi với những sáng kiến thực tế đầy tâm huyết, tôi đều đoạt giải Nhất toàn quốc. Tháng 1/2008, tôi bất ngờ nhận được lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đề ngày 15/1/2008) gửi đích danh Phạm Hồng Điệp với những lời khen ngợi, động viên phát huy triệt để những đề tài thực tiễn đó, góp phần vừa xây dựng kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Tôi vui mừng khôn xiết và liên hệ với Ban tổ chức cuộc thi, xin được gặp Đại tướng để cảm ơn và nghe những lời căn dặn quý báu của Đại tướng. Và tôi đã được gặp, được nghe Đại tướng nói về tư tưởng khôi phục, xây dựng nền kinh tế Việt Nam gắn liền với bảo vệ môi trường bền vững - tư tưởng này ra đời ngay từ năm 1976, một năm sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông đúng là vị Tướng có tầm nhìn xa trông rộng...".

Đến đầu năm 2010, nhân Tết trồng cây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần thứ hai gửi thư cho Phạm Hồng Điệp và tặng doanh nhân một cây đa được đánh từ vườn nhà Đại tướng (30 Hoàng Diệu, Hà Nội) để trồng tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền cùng lời căn dặn:"Luôn nhớ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường"... Đó là tình cảm hết sức quý báu mà Đại tướng dành cho Phạm Hồng Điệp và Công ty cổ phần Shinec.

Cho đến nay, với tinh thần "xây dựng nền kinh tế Việt Nam đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững", doanh nhân Phạm Hồng Điệp cùng các cộng sự quyết tâm xây dựng Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền do người Việt Nam làm chủ đầu tư. Vườn kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở vị trí trang trọng trong khu công nghiệp sinh thái này. 

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Kỷ niệm 66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Những dòng thư của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp ghi nhận và mong mỏi được khắc lên đá trong vườn kỷ vật. Ảnh: TTXVN

Vườn kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nơi lưu giữ những bức thư của Đại tướng cùng những cuốn sách, những kỷ vật gắn với nhân vật lịch sử "anh Văn" do doanh nhân Phạm Hồng Điệp sưu tầm với giá trị và ý nghĩa trường tồn. Điều đặc biệt, trong khuôn viên Vườn kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phạm Hồng Điệp đã xây dựng một Trung tâm thực nghiệm Eco Nam Cầu Kiền.

Doanh nhân Phạm Hồng Điệp chia sẻ: Đại tướng nhiều lần nói tới vấn đề con người, "Chiến lược con người" theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quý trọng con người, động viên và phát huy vai trò của con người, trọng dụng con người, nhất là những người tài và đức... Đại tướng giao cho chúng ta nhiệm vụ "định hướng giá trị", "thực học, thực nghiệp" cho các em học sinh và thế hệ trẻ nói chung, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, có trách nhiệm với chính mình và có tinh thần cộng đồng, xã hội. Đó là tư tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Trung tâm thực nghiệm Eco Nam Cầu Kiền. Trung tâm lấy tư tưởng, phẩm chất, cái tâm, tấm lòng của Đại tướng để phát triển khoa học môi trường gắn với phát triển bền vững; truyền lửa cho thế hệ trẻ là học sinh các cấp, sinh viên trong toàn thành phố và các tỉnh lân cận vùng Duyên hải phía Bắc...

Trong những ngày tháng 5 lịch sử này không chỉ có học sinh, sinh viên mà đông đảo các cựu chiến binh đã đến thăm Vườn kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chú thích ảnh
Học sinh, sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại vườn kỷ vật Đại tướng Võ Nguyễn Giáp. Ảnh: TTXVN

Cựu chiến binh Hoàng Minh Trọng (xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) bày tỏ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã rời xa chúng ta nhưng sức mạnh tinh thần, tâm đức, trí tuệ của Người mãi mãi trường tồn trong lòng người dân Việt  Nam, bạn bè quốc tế cũng như trong mỗi người dân thành phố Cảng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Vườn kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp như tái hiện tinh thần đó...

Từng đưa nhiều đoàn học sinh đến Trung tâm thực nghiệm Eco Nam Cầu Kiền, cô giáo Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền tâm sự: Vườn kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nơi đem đến những nền tảng tư tưởng bảo vệ môi trường, hướng nghiệp một cách thực tiễn, sinh động nhất ngay tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền về sự cộng sinh giữa công nghiệp và môi trường; đem lại lợi ích tối đa trong hệ kinh tế tuần hoàn, xây dựng được chuỗi cung ứng bền vững khó đứt gãy để cùng nhau phát triển. Học sinh, sinh viên đến học tập được trải nghiệm ở nhiều bộ môn kiến thức về kỹ thuật môi trường, không khí, nước và tiếng ồn; đồng thời được định hướng nghề nghiệp ở nhiều bộ môn như: logistics, thương mại, quản trị sản xuất, chuỗi cung ứng, quản trị doanh nghiệp... Thêm nữa, chính các em cũng là những tuyên truyền viên về nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong thế hệ trẻ xây dựng đất nước thông qua những kiến thức, kỷ vật được trưng bày tại Vườn kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Có thể nói, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (do Công ty Cổ phần Shinec làm chủ dự án) đã ra đời từ những trăn trở, sự cần mẫn kiếm tìm, trải nghiệm và khát vọng xanh. Khu công nghiệp này trải dài trên địa bàn 4 xã (Kiền Bái, Thiên Hương, Lâm Động, Hoàng Động) thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Hiện tại, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang triển khai giai đoạn 2. 

Nam Cầu Kiền tiếp tục được xây dựng để trở thành một khu công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, hài hòa với mạng lưới an sinh nông thôn. Tại đây sẽ có doanh nghiệp chuyên trách xử lý nước thải, thu dọn rác công nghiệp, cung ứng thực phẩm, có hệ thống chợ ẩm thực, siêu thị giá rẻ, vườn hoa, công viên, khu vui chơi giải trí...

Đoàn Minh Huệ/TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›