(Thethaovanhoa.vn) - Trong Hit Makers: Kẻ dẫn dắt truyền thông, Thompson thực hiện một công việc thực sự hấp dẫn là giải thích cách mọi thứ trở nên phổ biến hoặc nổi tiếng, dựa trên việc phân tích một loạt các hiện tượng văn hóa, từ Star Wars đến iPhone, Taylor Swift đến Game of Thrones.
Câu hỏi đầu tiên được giải thích thông qua khái niệm MAYA - một lý thuyết lần đầu tiên được trình bày bởi Raymond Loewy, nhà thiết kế công nghiệp giữa thế kỷ hai mươi có ảnh hưởng trải dài từ Trains đến Coca-Cola.
Mọi người thích những sản phẩm thế nào?
Năm 1919, khi 25 tuổi, nhà thiết kế công nghiệp Raymond Loewy, trên con thuyền SS France, băng qua Đại Tây Dương đến New York.
Trong buổi đấu giá của các hành khách, ông đã đem bán một bản phác thảo một nữ hành khách đang đi dạo dọc trong boong tàu. Bức vẽ bán được 140 franc cho lãnh sự Anh ở New York, người đã cung cấp cho ông một lời giới thiệu về Condé Nast, chủ nhà xuất bản uy tín, làm thay đổi hoàn toàn sự nghiệp của ông.
Loewy làm việc cho Condé Nast, đồng thời tiếp tục thiết kế xe buýt Greyhound, gói thuốc lá Lucky Strike, chiếc ô tô Starliner Coupe – là một trong những thiết kế ô tô tự động nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Thiết kế của Loewy có ảnh hưởng đến một ngàn thiết kế xe hơi trong tương lai, với các đường cong dốc và nghiêng về phía trước.
Ông đã tạo nên học thuyết MAYA, với điểm cốt yếu “Tân tiến những dễ chấp nhận”. Dựa trên học thuyết này, Loewy đã từ cậu bé mồ côi người Pháp trở thành nhà tạo mẫu hình ảnh của nước Mỹ trong thế kỷ 20.
MAYA, viết tắt của Most Advanced Advanced Yet, có nghĩa là mọi người không muốn những thứ hoàn toàn mới. Thay vào đó, khách hàng muốn “có thể nhìn thấy sự thân thuộc đằng sau những bất ngờ”. Phương châm được lặp đi lặp lại rằng “Muốn bán thứ gì đó quen thuộc, hãy tạo cho nó cảm giác gây bất ngờ. Để bán thứ gì đó gây bất ngờ, hãy tạo cho nó cảm giác thân thuộc”.
Theo lập luận của Thompson, “những du khách thăm quan ngày nay không đến viện bảo tàng để nhìn chăm chằm bức tranh hoa súng của Monet nữa. Họ đến để thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật lạ thường và trừu tượng mang đến cho họ cảm xúc hoặc thấy đời ý nghĩa hơn”, “các khán thỉnh giả của nhà hát lại yêu thích những vở dựng lại quen thuộc, nhưng những cú hích có tầm ảnh hưởng nhất của Broadway, như Hamilton, lại kể một câu chuyện quen thuộc theo lối hoàn toàn mới mẻ”.
Quyền năng của sự lặp lại
Thompson mô tả một cách đáng nhớ nhất vai trò của sự lặp đi lặp lại trong các tác phẩm âm nhạc. Anh lập luận rằng, “sự lặp lại chính là bộ nhớ - “bộ nhớ giả định”, nó sẽ đem lại rất nhiều quyền năng.
Nhạc pop là một trong những biểu hiện của điều này: câu thơ cổ điển, câu thơ, điệp khúc, câu thơ, điệp khúc, cấu trúc cầu nối của bài hát nói lên bản chất của chúng ta. Chúng ta muốn nghe mọi thứ nhiều lần, nhưng không phải một lần nữa mà là lặp lại ngay trong chính bài hát.
Quyền năng của sự lặp lại cũng được thể hiện trong nhiều bài diễn thuyết chính trị. Có thể kể đến chiến dịch tranh cử tổng thống của Obama năm 2008, cùng với nhà soạn diễn thuyết trẻ tuổi Favreau.
Vào ngày 8/1/2008, Obama bước lên sân khấu Trường trung học Nashua, cảm ơn những người ủng hộ ông, và giãi bày trong thất bại, có lẽ đây là bài phát biểu được trích dẫn nhiều nhất trong sự nghiệp của ông. Ông đã tạo nên bài diễn văn xoay quanh một cụm từ đơn giản đến nỗi ông từ từ chối vì nó quá ủy mị: “Đúng, chúng ta có thể”.
Obama đã thu hút được sự chú ý của dư luận cũng như sự quan tâm của công chúng, nhờ vào biện pháp lặp lại.
Hãy khiến mọi người bàn tán
Để lập luận cho ý kiến này, tác giả đã lấy bộ sách Fifty Shades of Grey (Năm mươi sắc thái) để chứng minh.
Vào năm 2011, Năm mươi sắc thái, một sản phẩm có lượng lớn khán giả không thể nhìn thấy những thuốc đo thông thường về độ nổi tiếng. Nó không nằm trong danh sách bán chạy nhất. Không ai đọc thấy tên nó trên báo. Nhưng Năm mươi sắc thái đã thực sự “lây nhiễm”. Nó chỉ cần một “cái bơm” lớn hơn.
Vào ngày 6/1/2012, khi Anne Messitte ở Nhà xuất bản Vintage Books của Random House nhận được bản sao bìa mềm Năm mươi sắc thái, cô đã đọc liên tục cho đến hết. Anne phát hiện ra rằng, cuốn sách rất nổi tiếng trong cộng đồng các bà nội trợ. Những người bạn của cô cũng nói về nó rất nhiều.
Chính hàng loạt các chia sẻ một – một và một – hai từ hàng ngàn tầng chia sẻ, lây lan như một con virut cảm cúm.
Kết hợp với các kênh truyền phát truyền thống như Chương trình Today và Thời báo New York, cùng các kênh truyền phát trong bóng tối (cộng đồng fanfiction khổng lồ và các hội nhóm trên Facebook), và cách chia sẻ thông thường (độc giả nói chuyện với độc giả). Cuốn sách khiến hàng triệu người điên cuồng, và quan trọng hơn, có những người dù thậm chí không đọ sách vẫn không muốn mình là người duy nhất chưa đọc nó.
Nó trở thành một sản phẩm văn hóa mà mọi người không ngừng nói về chúng. Và trở thành một “thần thoại viral”.
“Hãy để bản thân nó bộc lộ”
Đó có lẽ là nhận định chính xác nhất miêu tả thành công của Facebook trong việc chiếm lĩnh truyền thông, gây dựng sự chú ý của mọi người.
Ngày nay, “hơn một tý người trên thế giới đăng nhập vào Facebook bất kỳ ngày nào, và ước lượng có hơn 170 triệu người trong số họ đến từ Mỹ và Canada. Trong tháng 7/2014, công ty báo cáo rằng trung bình một khách hàng người Mỹ dành 50 phút mỗi ngày trên mạng xã hội”.
Thompson cho rằng bí ẩn nằm ở News Feed của Facebook, nó là một kho chứa những ghi ghép về cuộc sống, video, hình ảnh, và các bài báo được sắp xếp nhờ một thuật toán phức tạp, để hiển thị những gì thú vị nhất lên đầu.
Facebook đã khiến mọi người đăng lên những nội dung có ý nghĩa đối với họ, và khiến họ trở thành người kiến tạo, làm chủ tin tức của mình. Điều đó giúp New Feed nhiều màu sắc, và chủ động trong việc “kiến tạo nên những điều thú vị”.
Mọi người sản xuất tin tức và đọc tin tức của nhau, tạo nên mối kết nối chặt chẽ, và làm chủ chính những điều mình đang chia sẻ. Chính ở đó, họ được tạo dựng dấu ấn. Đó là điểm thu hút đặc biệt khiến Facebook trở nên nổi tiếng.
Bởi “Nhu cầu của con người rất phức tạp, nhưng cũ kỹ. Họ vừa muốn cảm thấy độc nhất vừa muốn thuộc về một nơi nào đó; vừa muốn tắm trong sự thân quen vừa muốn nhận một chút kích thích vừa muốn các mong đợi của mình được đáp ứng, vừa không muốn được đáp ứng, rồi lại đáp ứng.” Ở facebook, con người được trải nghiệm tất cả những điều đó.
Derek Thompson đã dùng nhiều tâm huyết để tìm hiểu và lý giải những vấn đề rất được quan tâm trong thời kỳ hiện đại. Với lối tư duy hiện đại, nhạy bén, thông qua cuốn sách Hit Makers: Kẻ dẫn dắt truyền thông, anh đã gợi mở cho người đọc những bí ẩn thú vị, sâu sắc của truyền thông.
- Jimin BTS tiết lộ những vật vã riêng tư phía sau ca khúc ‘Promise’
- Jimin BTS tiết lộ V chuẩn bị tung ca khúc solo tự sáng tác
- Suga BTS mua nhà siêu đắt đỏ, chính thức tách ra ở riêng
Anh là biên tập viên kỳ cựu của tạp chí The Atlantic. Anh có tên trong danh sách 30 Under 30 – 30 Gương mặt trẻ nổi bật dưới 30 tuổi của cả tạp chí Inc. lẫn Forber. Anh sống ở New York, Mỹ.
Thủy Nguyệt
Tags