(TT&VH) - Sáng, thấy chị họp BCH Ban Nhà văn nữ của Hội Nhà văn VN; chiều, chị trở lại trụ sở của Hãng phim Hội Điện ảnh VN (VCA) - đơn vị đang hợp tác với Mỹ làm phim Nỗi buồn chiến tranh. Rồi cuối giờ chiều, chị quầy quả ra chợ mua thức ăn tươi cho bữa chiều để kịp cùng “phu quân” về tổ ấm trên đường Lạc Long Quân. Phía sau giọng nói có vẻ “ào ào” ấy là một nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát của nhiều dự định, những hăm hở và quyết tâm trong công việc và một trái tim đàn bà “lại yêu sau những đau khổ của chính mình” (Người đàn bà đang yêu- Nguyễn Thị Hồng Ngát)…
Nhà thơ, nhà biên kịch
Nguyễn Thị Hồng Ngát |
- Đồng ý một phần thôi, ở điểm mong muốn phim trung thành với ý tưởng mà nhà văn gửi gắm. Trong quá trình chuyển thể tác giả KB có quyền sáng tạo thêm, có quyền tìm lối đi riêng (chìa khoá riêng) để mở cánh cửa vào được ngôi nhà đó. Nhà đầu tư mới là người có quyền chọn đạo diễn chứ không phải nhà văn. Ở đây, nhà đầu tư sản xuất quá yêu mến nhà văn, quá nể và có phần "sợ" nhà văn nên mới thế. Điều tiếc hơn là trước đó có thời gian rất dài để nhà văn có thể góp ý chỉnh sửa KB nhưng đã không làm. Để đến khi nhà sản xuất cho bắt đầu sản xuất thì mới lại lên tiếng nên đã để ảnh hưởng công việc cũng như sự tốn kém, lãng phí cho nhà sản xuất.
* Cũng có người cho rằng, nhà văn Bảo Ninh cầu toàn quá chứ tác phẩm lên phim giữ được… chút nào hay chút nấy. Nhà văn nên… thắp hương cầu khấn mỗi khi tác phẩm lên phim chứ đừng can thiệp quá sâu vì đạo diễn nào thì cũng đều làm phim theo cách của họ chứ không thể theo quan điểm của nhà văn và những gì ông ấy đã viết…
- Tác phẩm văn học có đời sống riêng của mình và tác phẩm điện ảnh cũng vậy. Nếu phim không hay người ta chỉ chê đạo diễn chứ không ai chê nhà văn có tác phẩm được chuyển thể. Người ta chỉ lấy làm tiếc thôi, rằng sách hay thế mà phim lại không hay bằng sách... Đại loại thế chứ nhà văn chả bị làm sao cả. Không vì phim không hay bằng sách mà người ta đánh giá thấp nhà văn. Ngược lại thì có.
* Người ta hy vọng đạo diễn giỏi tiếng Việt sẽ đảm nhận bộ phim này. Theo chị đó có phải là yếu tố cần? Và theo chị, có thể “khoanh vùng” đạo diễn này là Việt kiều hay NSND trong nước?
- Tôi cũng chả biết nữa. Mời ai đạo diễn đó là quyền của nhà đầu tư SX. VCA chỉ là nơi giúp cho dự án của họ (nếu tiếp tục) được sản xuất phim tại VN mà thôi.
* Trong việc thay đổi đạo diễn, hãng chị có phải liên đới chịu trách nhiệm hay ảnh hưởng đến quyền lợi nào không?
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (The sorrow of war)
của nhà văn Bảo Ninh |
* Kịch bản Hoa đào ơi hoa đào do chị sáng tác. Vì sao chị không kéo dự án về VCA mà lại để nó về vào Hãng Phim truyện 1?
- Tôi có xin Cục Điện ảnh nhưng Cục nói VCA đã làm Em muốn làm người nổi tiếng và đang làm Đừng đốt, trong này đã có lửa về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm rồi. KB tôi viết xong từ tháng 7 năm ngoái và tháng 9 đã được duyệt đưa vào sản xuất, nếu triển khai sớm thì Tết năm nay lại… rầm rộ như Em muốn làm người nổi tiếng vào Tết năm ngoái. Nhưng không sao, nơi nào làm đều là anh em trong ngành và là người của Hội điện ảnh cả. Và với Hãng 1, được anh Tất Bình lo sản xuất cho thì càng yên tâm. ĐD Tất Bình và tôi, chúng tôi biết nhau đã 40 năm nay và cũng đã từng cộng tác nhiều năm nên chả có gì phải lo lắng.
* VCA đang làm phim Đặng Thùy Trâm do nhà nước đặt hàng. Chị thì đang dự thi KB phim truyện về Bác Hồ có tên "Nhìn ra biển cả" về giai đoạn Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh, về thầy giáo Nguyễn Tất Thành với thiếu niên, học sinh... Có người nói, chị quá hiểu kiểu làm phim nhà nước nên chọn những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn như vậy?
- Chỉ đúng một phần thôi. Am hiểu thì đương nhiên rồi nhưng bên cạnh đó cũng thích viết về mảng đề tài đó. Nhưng phải ở vào tuổi này tôi mới thích, mới dám "liều" như vậy chứ hồi còn trẻ thì không.
* Các dự án của Hãng chạy thông suốt cũng một phần vì chị có khả năng cao về tự kiểm duyệt?
- Tự kiểm duyệt lấy tác phẩm của mình trong khi viết là điều tối cần thiết của mỗi người cầm bút. Làm nghệ thuật thì ở đâu, ở nước nào cũng đều hướng thiện, hướng tới cái đẹp và những giá trị nhân văn. Đó là điều cũ như trái đất. Quan trọng là mỗi con đường đi đến điều đó như thế nào? Có người thể hiện mặt trái của cuộc sống một cách dữ dội cũng là để tôn mặt phải lên hơn. Viết như vậy không có nghĩa là họ không yêu cuộc sống... Ngược lại có khi chính những người đó còn yêu cuộc sống hơn cả những người chỉ biết ca ngợi một chiều. Nhưng nói chung, các tác phẩm nên đa dạng, đa sắc và đa thanh... Ở ta, dù sao vẫn chưa quen lắm với những cách nghĩ và cách nói ngược nên những tác phẩm dạng này khó được chấp nhận hơn..
Trở lại KB Người con của rồng
* Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, kể từ khi chị làm giám đốc thì VCA mới tái xuất với khá nhiều dự án. Cả đến kịch bản bị hãng khác gạt ra chị cũng cất công chỉnh sửa để lôi dự án về cho hãng, như KB Người con của rồng. Nhưng dường như số phận của nó cũng đang bị đắp chiếu như phim Trần Thủ Độ và sợ rằng kết cục giống như phim Lý Công Uẩn?
- Tôi đã 4 lần chỉnh lý, nâng cao KB này để được thông qua, đến lượt đạo diễn viết phân cảnh cũng sửa chữa vài lần nữa. Quả tình là rất mệt. Tôi cảm giác các dự án phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cứ ngày một xa vời vợi. Người con của rồng đã có quyết định đưa KB vào sản xuất. Đến KB phân cảnh cũng lại phải một lần quyết định đưa vào sản xuất nữa. Ở Bộ VH, TT&DL thì không phải làm cách rách thế, dù phim được đặt hàng. Bây giờ chỉ còn khâu cuối cùng là duyệt tổng dự toán. (Đương nhiên lại phải một quyết định nữa). Qua được từng chặng, từng chặng như thế mất bao nhiêu là thời gian, công sức! Nhưng chờ mấy tháng rồi mà chưa thấy Hội đồng duyệt dự toán xem xét. Điều đó khiến chúng tôi không khỏi lo lắng. Tôi lo rằng nếu cứ chậm trễ thế này thì phim sẽ ra không đúng dịp kỷ niệm. Nghệ sĩ chỉ có tấm lòng và sức lao động cần mẫn (không thể tính được bằng tiền!), nếu không được các vị lãnh đạo thành phố quan tâm, e rằng dự án khó khả thi.
Tôi cũng lo lắng lây cho cả Trần Thủ Độ vì tất cả vẫn án binh bất động. Tổng dự toán vẫn chưa được duyệt. Chỉ đúng một năm nữa là phải hoàn thành phim, thời gian không còn nhiều mà hàng núi công việc cần phải làm.