Theo đánh giá của Chủ tịch Hội đồng giám khảo - nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn, mùa giải Dế Mèn năm nay có sự mở rộng về biên độ cuộc thi. Nếu như những mùa trước chỉ có các tác giả trong nước thì hiện nay đã có những tác phẩm của người Việt ở nước ngoài vào chung khảo và giành được giải cao. Các tác phẩm này là cách truyền bá văn hóa Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.
Dù không có Giải thưởng Lớn mang tên Hiệp sĩ Dế Mèn, nhưng ban giám khảo đã tìm được 5 giải Khát vọng Dế Mèn. Đặc biệt năm nay có những tác giả hải ngoại, có những em bé giành giải thưởng và điều đó rất đáng vui mừng.
Theo “nhà thơ thần đồng” Trần Đăng Khoa, trẻ em hiện giờ rất giỏi, có những em như một thiên tài. Về âm nhạc có những giọng ca nhí hát hay vô cùng, kéo nhị rất giỏi, biểu diễn hấp dẫn lắm. Có những em tính nhẩm giỏi không khác gì máy tính. Song, lại không có những nhà thơ nhí như trước đây.
“Hiện giờ xuất hiện những em bé viết văn, có em 9 tuổi được giải, đó là điều nên khuyến khích các em, bởi có các em tham gia thì chúng ta mới có nền văn học đương đại, có những tác giả trong tương lai. Nhà thơ Trần Dần có hai câu thơ rất nắn nót: Tôi tiếc khi chân trời không có người bay/ Và lại tiếc khi người bay mà không có chân trời. Các em hiện giờ có rất nhiều điều kiện chứ không như chúng tôi ngày xưa và chân trời ngay dưới gót chân của các em, chỉ có điều các em có bay được không.
- Giải Dế Mèn và đấu giá nghệ thuật 'Vì mái trường cho em': Những cảm xúc trong trẻo
- Giải Thiếu nhi Dế Mèn và đấu giá nghệ thuật 'Vì mái trường cho em: Trở về tuổi thơ
- Giải Thiếu nhi Dế mèn: Thấp thoáng bóng dáng thần đồng và định hình cuộc đấu giá nghệ thuật 'dài hơi'
Cuộc thi năm nay cũng có sự lan tỏa rộng không chỉ trong nước. Tôi hi vọng năm tới chúng ta sẽ có những tác phẩm đặc sắc hơn, sẽ tìm được Hiệp sĩ Dế Mèn. Kết quả năm nay cho chúng ta niềm tin, sự hi vọng ấy”.
P.V
Tags