Phát hiện hóa thạch của loài động vật có vú cổ xưa nhất ở Chile

Thứ Sáu, 12/06/2020 14:43 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 11/6, Viện nghiên cứu Nam Cực của Chile thông báo các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch đầu tiên của loài động vật có vú thuộc Đại Trung sinh  - một trong ba đại địa chất thuộc thời Hiển sinh cách đây 251 triệu năm. Hóa thạch được phát hiện tại Vườn quốc gia Torres del Paine ở cực Nam Chile.

Phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ thời tiền sử tại Nam Mỹ

Phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ thời tiền sử tại Nam Mỹ

Ngày 13/2, nhà chức trách Colombia cho biết một nhóm chuyên gia nghiên cứu Thụy Sĩ vừa phát hiện hóa thạch của một con rùa khổng lồ nặng hơn 1 tấn, có sừng, sống cách đây từ 7-13 triệu năm trước tại hồ và sông nước ngọt ở khu vực Nam Mỹ.

Theo đó, loài động vật có vú được đặt tên khoa học là “Magallanodon baikashkenke” sống ở kỷ Phấn trắng muộn (cách đây 66-100 triệu năm) tại khu vực cực nam Patagonia cùng với các loài khủng long, cá sấu, và rùa.

Loài động vật này là một đại diện của bộ Gondwanatheria (thuộc lớp thú nhỏ có chóp răng cao), một trong những loài động vật có vú xuất hiện sớm nhất trên Trái Đất.

Theo nhà nghiên cứu Alexander Vargas thuộc Đại học Chile, đây không phải là một loài gặm nhấm, nhưng nó phát triển với răng nhai và răng cửa giống như loài gặm nhấm.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa

Loài này ở vị trí tiến hóa trung gian giữa động vật có vú đẻ trứng (chẳng hạn thú mỏ vịt hoặc thú lông nhím) và động vật có túi.

    Ngọc Tùng - TTXVN

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›