Đây vừa là dịp để bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền hiền, cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, vừa được xem là ngày “Thiên quan tứ phước” - ngày mà các quan nhà trời ban phước lành cho mọi sinh linh trên thế gian. Vì vậy, người dân ở Hội An luôn tổ chức cúng tế, cầu an, giải hạn, trang hoàng nhà cửa và phố phường rực rỡ trong dịp này.
Đèn lồng lung linh rực rỡ đã trở thành điểm nhấn đặc biệt của Phố cổ Hội An, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên tiêu, ngày rằm.
Tết Nguyên tiêu ở Phố cổ Hội An gắn liền với những đêm thơ ấm áp tình cảm, gắn liền với những chiếc đèn lồng rực rỡ và dòng sông Hoài lung linh nên thơ với hàng nghìn chiếc đèn hoa đăng được thả xuống.
Đèn lồng rực sáng khắp các nẻo đường ở Phố cổ.
Cơn mưa bất chợt tạo thêm những góc nhìn độc đáo cho du khách.
Từ 15h chiều, các phương tiện xe máy phải gửi ở ngoài Phổ cổ nhường đường cho xe đạp và người đi bộ đã làm cho không khí ở Hội An lành mạnh và gần gũi hơn.
Cậu bé nước ngoài đang yên tĩnh ngắm đèn lồng Phố cổ.
Dù hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về một vài tuyến phố đi bộ nhưng không có cảm giác bon chen xô bồ.
Đặc biệt và sâu lắng nhất chính là Đêm thơ Nguyên tiêu diễn ra ở ngôi nhà 9 Nguyễn Thái Học, do các thành viên của Câu lạc bộ Thơ “Hoài Phố” thực hiện. Câu lạc bộ bao gồm khoảng 25 thành viên, có tiền thân là Hội Hưu trí Hội An, thường xuyên tổ chức các Đêm thơ Phố cổ vào đêm 14 Âm lịch hàng tháng tại đây.
Những giọng ca ngâm lên xao xuyến với những chủ đề về tình yêu quê hương đất nước, mùa xuân, tình yêu gia đình, đôi lứa… mang đến cho du khách những giây phút ấm áp và yên tĩnh lạ thường, thu hút dòng người từ trung tâm Phố cổ xuôi về.
Đêm thơ Nguyên tiêu diễn ra ở ngôi nhà 9 Nguyễn Thái Học, do các thành viên của Câu lạc bộ Thơ “Hoài Phố” thực hiện.
Nhắc đến Hội An không thể thiếu đèn hoa đăng.
Du khách thả đèn hoa đăng cầu một xuân mới bình an, hạnh phúc.
Những hình ảnh này đã làm nên một Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa Thế giới gần gũi thân thuộc hơn bao giờ.
Hoàng Yến
Tags