- Báo Nhật lý giải 3 yếu tố giúp các quán cafe Việt Nam đánh bại thương hiệu quốc tế từ Mỹ
- Cộng đồng mạng tranh cãi về cốc cà phê “Thạch Sanh” độc lạ ở Đắk Lắk: đổ mãi không vơi, vùi xuống cát lại đầy
- Giá điện tăng chóng mặt vì khách chỉ gọi món rẻ nhất rồi ngồi cả ngày, chủ quán cafe tìm cách đuổi: Tắt wifi, bịt ổ cắm điện chưa bá đạo nhất
- Người Trung Quốc ngỡ ngàng khi bước vào cửa hàng cà phê Việt Nam ở Thượng Hải: 'Đây là ly cà phê quốc dân rất đáng thử'
Đắng và đậm, hạt cà phê Robusta thường không được đánh giá cao, nhưng khi khí hậu nóng lên, "vận mệnh" của hạt cà phê này đang được xoay chuyển.
"Vòng luẩn quẩn mang tiếng hàng kém chất lượng"
Là một nhà thiết kế nội thất ở thành phố Hồ Chí Minh, Tran Thi Bich Ngoc, 42 tuổi, thường hiếm khi sử dụng hạt cà phê Việt Nam, do hương vị không ngon bằng những tách cà phê pha từ hạt nước ngoài.
Nhưng giờ đây, gần một thập kỷ sau, cô điều hành trang trại cà phê của riêng mình - Mori - ở Tây Nguyên, trồng loại cà phê robusta mà cô tin rằng có thể sánh ngang với loại cà phê được yêu thích nhất thế giới, arabica, về chất lượng và hương vị.
"Những hạt cà phê của tôi có mùi trái cây, hương hoa, và vị đậm đà - nhưng rất dịu", Ngoc nói với AFP tại trang trại của cô gần thành phố Pleiku, trung tâm của vùng cà phê robusta Việt Nam.
Cà phê robusta - loại cà phê có hàm lượng caffein gần gấp đôi hạt arabica - có trong hầu hết các loại cà phê hòa tan, cũng như hỗn hợp hạt để pha espresso.
Mario Fernandez thuộc Hiệp hội Cà phê Đặc sản cho biết, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng loại cà phê này có tiềm năng, nhưng đang mắc kẹt trong một "vòng luẩn quẩn chất lượng kém".
Nhưng hạt robusta có những lợi thế so với đối thủ cạnh tranh: sản lượng cao và có thể thích ứng tốt hơn với nhiệt độ cao.
Biến đổi khí hậu là mối quan tâm lớn đối với ngành cà phê trị giá hàng tỷ USD, các nhà khoa học dự báo với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, năng suất trồng cà phê sẽ thấp hơn và diện tích thích hợp để canh tác cà phê sẽ ít hơn.
Arabica, chiếm khoảng 60% sản lượng cà phê của thế giới, có nguồn gốc ở vùng cao nguyên của Ethiopia và Nam Sudan, và thích nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 19 độ C.
Robusta, mặc dù không miễn nhiễm với tình trạng nóng lên toàn cầu nhưng có thể chịu được nhiệt độ lên tới khoảng 23 độ C.
Nếu sản lượng arabica toàn cầu bắt đầu giảm, "mọi người sẽ phải tìm nguồn cung thay thế", bà Pham Thi Diep Giang, phó tổng giám đốc Trung Nguyên, một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu của Việt Nam, cho biết.
Nguồn cung arabica sụt giảm do thời tiết khắc nghiệt ở Brazil đã giúp Việt Nam thu được 4 tỷ USD vào năm 2022, tăng 32% so với một năm trước đó, chính phủ cho biết trong một báo cáo gần đây.
Tại một hội chợ cà phê ở TP Buôn Ma Thuột, nông dân Hoang Manh Hung đã cố gắng thuyết phục khách nhấp từng ngụm cà phê robusta "đậm đà vị trái cây" của mình.
"Tôi thực sự mong muốn nhiều người sẽ yêu thích cà phê robusta hơn, vì nó thực sự là một loại thức uống gây ấn tượng mạnh", Hùng nói với AFP.
Người đàn ông 53 tuổi này đã chuyển đổi một trang trại đã sản xuất những hạt cà phê chất lượng thấp trong nhiều thập kỷ.
"Bây giờ chúng tôi có thể sản xuất ra loại cà phê robusta với hương vị hoàn toàn khác, có mùi thơm mà bất kỳ ai cũng thích", ông Hùng nói.
Chìa khóa của sự thay đổi, ông Hùng cho biết, là những quả cà phê được thu hoạch bằng tay khi đã chín hoàn toàn.
"Và chúng hoàn toàn hữu cơ", Hùng nói thêm.
Thời điểm hạt cafe Việt Nam tìm chỗ đứng
Robusta lần đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, và năm 1991, nước này đã xuất khẩu hạt cà phê đầu tiên - 104.000 tấn.
Đến năm 2022, con số đó đã tăng lên 1,8 triệu tấn - gần như tất cả là nguyên liệu thô cho cà phê hòa tan và các loại hỗn hợp khác - khiến VIệt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai, sau Brazil.
Mặc dù hạt cà phê Việt Nam chưa được đánh giá cao về mặt chất lượng nhưng hiện nay đã có một số dấu hiệu tích cực. Công ty dự báo xu hướng WGSN cho biết thái độ đối với robusta đã bắt đầu thay đổi.
Nguyen Coffee Supply - được cho là công ty cà phê đặc sản đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ - hiện đang được bán bởi chuỗi siêu thị cao cấp Whole Foods.
Trong khi đó, tại trang trại đồi núi của họ ở Tây Nguyên Việt Nam, Hung và Ngoc bắt đầu thấy công việc của họ đã có "quả ngọt".
Sản phẩm của họ đang được công nhận trong nước và cũng đang được bán bởi các nhà rang xay trực tuyến ở Đức, Mỹ và các nơi khác ở châu Á.
"Đây là thời điểm hoàn hảo để những hạt cà phê hảo hạng của Việt Nam tìm được chỗ đứng trên thế giới", Ngoc nói.