VAR đang làm thay đổi hình ảnh của bóng đá?

Thứ Ba, 25/06/2019 14:25 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Công nghệ VAR đã được áp dụng ở nhiều giải đấu cấp CLB lẫn đội tuyển. Bên cạnh những điểm tích cực như đem lại các phán quyết công bằng, chính xác thì công nghệ này đôi lúc vẫn tạo nên những dư luận trái chiều nhau.

Lịch thi đấu Copa America 2019. Trực tiếp bóng đá Copa America 2019

Lịch thi đấu Copa America 2019. Trực tiếp bóng đá Copa America 2019

Lịch thi đấu Copa America 2019 - Trực tiếp bóng đá Nam Mỹ Copa America. Lịch thi đấu bóng đá Copa America 2019 hôm nay. Bảng xếp hạng Copa America 2019. Kết quả bóng đá Copa America.

Tấm khiên bảo hộ

Bốn trận đấu đầu tiên của vòng 1/8 giải World Cup nữ 2019 đã kết thúc nhưng dư âm mà nó để lại thì không mấy tươi sáng. Điều được nhắc tới nhiều nhất chính là trọng tài và công nghệ VAR - Video Assistant Referee.

Ở trận đấu giữa Đức và Nigeria, nữ trọng tài Yoshimi Yamashita đã thổi phạt đền cho đại diện châu Âu sau khi Evelyn Nwabuoku phạm lỗi với Lina Magull. Nhìn ở góc máy thường thực tế đã có thể nhìn nhận đó là một quả phạt đền nhưng trọng tài người Nhật vẫn phải nhờ tới sự hỗ trợ của công nghệ VAR để đưa ra quyết định cuối cùng.

Còn ở trận đấu giữa Anh và Cameroon, công nghệ VAR và các quyết định của trọng tài đã khiến trận đấu trở nên căng thẳng hơn mức cần thiết. Ở bàn thắng thứ hai của đội tuyển Anh, trọng tài biên căng cờ báo việt vị nhưng khi xem lại băng hình, nữ trọng tài Qin Ling xác nhận bàn thắng hợp lệ.

Chỉ đơn cử hai tình huống như vậy có thể thấy rõ mặt tích cực VAR đem lại cho bóng đá. Công nghệ này đã sửa chữa những quyết định sai lầm của các trọng tài, đồng thời, mang lại sự công bằng và chính xác cho bóng đá ngày nay. Tuy nhiên, tại giải World Cup nữ 2019 dường như đã bị lạm dụng. Các trọng tài ỷ lại sự hỗ trợ từ công nghệ và trở nên thiếu quyết đoán trong các quyết định của mình, dù họ đứng ở vị trí thuận lợi hay không.

Trọng tài đánh mất vai trò?

Tại World Cup nữ 2019, tổ trọng tài có 27 người và 48 trợ lý, tất cả đều là nữ. Một số người đã thường xuyên tham gia vào các giải đấu hàng đầu của nam giới như Bibiana Steinhaus (Bundesliga), Stephanie Frappart (Ligue 1), Claudia Umpierrez (Uruguay), Ether Staubli (giải hạng Hai của Thụy Sỹ). Có ý cho rằng World Cup nữ 2019 không nhất thiết chỉ sử dụng trọng tài nữ vì khả năng chuyên môn của nhiều người chưa bằng đồng nghiệp nam.

“Nếu đứng ở vị trí thuận lợi, cô ấy sẽ phải nhận thấy đó chắc chắn là một quả phạt đền mà không cần tốn thời gian vào sự giúp đỡ của công nghệ VAR. Điều đó khiến tôi đặt dấu hỏi lớn cho năng lực các trọng tài tại giải đấu này”, bà Casey Stoney, HLV đội nữ Man United, nhận định về tình huống trọng tài Yamashita.

Trong trận đấu giữa Anh và Cameroon, quyết định từ VAR cũng phần nào giảm vị thế của trọng tài. Sau khi trở lại sau giờ nghỉ giữa hiệp, các cầu thủ Cameroon phản đối quyết định công nhận bàn thắng thứ hai của tuyển Anh bằng cách không vào sân để phản đối. Phải đến khi có một quan chức của FIFA đến nhắc nhở, họ mới miễn cưỡng vào sân.

Việc sử dụng VAR ở một số trận đấu vừa qua có thể khiến nhiều người hoài nghi vai trò thực sự của các trọng tài nhưng không phải vì thế mà tầm ảnh hưởng của họ mất đi. Chẳng hạn như trận Anh với Cameroon, trước khi trận đấu kết thúc, Alexandra Takounda đã lao thẳng gầm giầy vào mắt cá của đội trưởng Steph Houton bên phía tuyển Anh. Dù đã xem lại VAR nhưng trọng tài Qin Ling cũng chỉ rút thẻ vàng vì nhận thấy sự ức chế của Cameroon đang ở mức cao và cô cũng không muốn đẩy thêm cao nữa. Nói như HLV Phil Neville thì Qin Ling “đã cố gắng bảo vệ bóng đá” bằng cách không rút thẻ đỏ.

Quý Dậu

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›