Vật quen thuộc trong bữa cơm thế kỷ 18 được định giá 600 tỷ đồng: Thiết kế “mang hơi thở mùa xuân”, chứa yếu tố đặc biệt đắt giá làm hậu thế gật gù

Thứ Bảy, 11/03/2023 12:33 GMT+7

Google News

Những cổ vật từ thời xa xưa luôn là chủ đề thu hút sự chú ý của giới mộ điệu. Loạt cổ vật mất nhiều năm mới tìm thấy được bán đấu giá với mức giá khủng bởi ý nghĩa lịch sử của chúng. Mới đây, một chiếc bát cổ từ thời Càn Long cũng làm người dùng mạng choáng váng khi được định giá lên đến hơn 25 triệu USD (600 tỷ đồng).

Cổ vật mang giá trị khủng

Theo trang The value, tác phẩm thủ công mỹ nghệ này sẽ được bán đấu giá vào ngày 8/4 sắp tới. Tuy chưa chính thức được “trình làng” nhưng món cổ vật từ thế kỷ 18 này vẫn được các chuyên gia định giá cao ngất ngưởng. Theo đó, chiếc bát sẽ có giá khoảng hơn 25 triệu USD (600 tỷ đồng).

Chiếc bát cổ thời Càn Long sẽ được xuất hiện trong kỷ niệm 50 năm thành lập Sotheby's Hong Kong. Là một trong những hiện vật xuất hiện trong chuỗi bán hàng mùa xuân, chiếc bát lại càng trở nên đắt giá, nâng tầm ảnh hưởng.

Từ năm 2006, chiếc bát cổ đã được doanh nhân Trương Vĩnh Trân mua với giá hơn 19 triệu USD (450 tỷ đồng). Thời điểm đó, mẫu cổ vật này trở thành đồ gốm thời Thanh đắt giá nhất. Chiếc bát này từng đi tới rất nhiều nơi, xuất hiện ở nhiều bộ sưu tập đắt giá ở châu Âu. Không thể phủ nhận rằng khi về tay doanh nhân Trương Vĩnh Trân, cổ vật thời Càn Long gây chú ý hơn nhiều vì giá trị khủng.

Nét độc đáo chỉ có ở cổ vật

Khi chiêm ngưỡng chiếc bát cổ từ thời vua Càn Long, hậu thế ấn tượng ngay với thiết kế tinh xảo, bắt mắt và chứa nhiều tầng ý nghĩa. Chiếc bát được ví “mang hơi thở mùa xuân” được dự đoán xuất hiện trong giai đoạn sản xuất gốm sứ đạt tới đỉnh cao. Rất nhiều khả năng những năm đầu triều đại Càn Long chiếc bát này đã ra đời.

Vật quen thuộc trong bữa cơm thế kỷ 18 được định giá 600 tỷ đồng: Thiết kế “mang hơi thở mùa xuân”, chứa yếu tố đặc biệt đắt giá làm hậu thế gật gù - Ảnh 1.

Nhìn toàn cảnh, họa tiết trên chiếc bát toát lên nét nhã nhặn đầy nghệ thuật. Chiếc bát như 1 bức tranh nằm ngang mô tả 2 con chim én đang bay. Bên cạnh đó, hình ảnh cây mai đang nở hoa và 1 cành liễu đang nhú lộc cũng góp phần vẽ nên khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp. Ngắm họa tiết trên chiếc bát, hậu thế cũng có thể cảm nhận sắc xuân ngập tràn.

Chim én còn là loài thường đi theo đôi, theo cặp ngụ ý yêu thương. Vì thế ngoài biểu tượng mùa xuân, họa tiết trên chiếc bát còn giúp người người liên tưởng tới vạn vật có đôi.

Ở bên kia của chiếc bát còn có 2 câu thơ ý nghĩa. Đây được coi là “điểm sáng”, là yếu tố đặc biệt mà cổ vật này có được khiến hậu thế phải tấm tắc ngợi khen. “Chim én bay xuyên hoa, xiêm y của tiên nữ đưa trăng về” chính là 2 câu thơ được viết trên chiếc bát, lấy ý từ thơ đời Đường và liên quan tới 1 điển cố: Vua Đường Huyền Tông đã từng du ngoạn mặt trăng sau đó sáng tác điệu nhạc Nghê thường vũ y khúc. 

Vật quen thuộc trong bữa cơm thế kỷ 18 được định giá 600 tỷ đồng: Thiết kế “mang hơi thở mùa xuân”, chứa yếu tố đặc biệt đắt giá làm hậu thế gật gù - Ảnh 2.

Dĩ nhiên đây không phải cổ vật duy nhất của thời Thanh mang giá trị khủng. Những bộ óc thiên tài cùng khả năng sáng tạo đỉnh cao từ người đời xưa vẫn luôn khiến chúng ta phải ngưỡng mộ. Một chiếc bình cổ thời Càn Long cũng từng làm bao thế hệ ngẩn ngơ khi chiêm ngưỡng vì từng đường nét thiết kế đều rất tinh xảo, ấn tượng.

Vật quen thuộc trong bữa cơm thế kỷ 18 được định giá 600 tỷ đồng: Thiết kế “mang hơi thở mùa xuân”, chứa yếu tố đặc biệt đắt giá làm hậu thế gật gù - Ảnh 3.

Chiếc bình cổ này được 1 cặp vợ chồng người Pháp phát hiện trong kho gác mái. Sau đó nó được đấu giá tại phiên chợ của công ty Sotheby ở Paris, Pháp với giá 19 triệu USD (450 tỷ đồng). Chiếc bình cao 30cm với cực nhiều đường nét tinh xảo như thác nước, núi đá… như tạo nên 1 bức tranh đắt giá.


Huyền Giang (Theo The Value)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›