(Thethaovanhoa.vn) - Những năm gần đây, tại Tây Ban Nha, vịnh Caribe và một số khu vực khác đã phải đối mặt với một hiện tượng bất thường: “mưa máu” và “thủy triều máu” khiến nhiều người sùng đạo xem đây là một dấu hiệu của ngày tận thế. Thực hư chuyện này thế nào?
- Siêu trăng gây ra những đợt thủy triều cao nhất trong vòng 2 thập kỷ
- Mở mắt đón cái chết ngọt ngào trong thủy triều đen
Theo các nhà khoa học, hiện tượng này không có gì là siêu nhiên cả. Chúng là kết quả của việc tảo nâu sinh sôi, nảy nở quá nhanh chóng.
Hiện nay, thủy triều đỏ như máu cũng xuất hiện gần những bờ biển của Nga và các nước Baltic.
Đài Sputnik (Nga) đưa tin, các nhà khoa học tại Viện Tế bào học thuộc Học viện Khoa học Nga ở St. Petersburg đã vén màn bí mật về “thành công sống sót” của loài tảo.
Ông Sergei Skarlato, một thành viên trong nhóm nghiên cứu trên lý giải: “Hóa ra tảo Prorocentrum minimum có thể ăn cả hợp chất hữu cơ lẫn vô cơ. Vì thế, loài vi sinh vật này thoải mái sinh sôi ở bất cứ điều kiện môi trường nào”.
Thêm vào đó, Skarlato và các đồng nghiệp đã phát hiện rằng ở độ mặn thấp bất thường, các vi sinh vật này đã gia tăng đáng kể tốc độ trao đổi chất để bù đắp cho sự gián đoạn của DNA và protein.
Tổng hợp tất cả yếu tố trên, theo ông Skarlato, giải thích cho lý do tại sao “thủy triều máu” lại tràn đến biển Baltic nhanh đến vậy. Khả năng thích nghi với các môi trường khác nhau đã giúp tảo Prorocentrum minimum xâm chiếm được hệ sinh thái ven biển vốn không ổn định ở vùng Baltic.
“Thủy triều đỏ” vô cùng nguy hại đối với các loại vi khuẩn và vi sinh vật khác, đồng thời đe dọa đến số lượng cá và chim sống ven biển cũng như cả con người. Điều này là do loài tảo này sản sinh ra brevetoxin - một chất độc thần kinh – trong quá trình sinh trưởng. Chất độc này có thể biến thành một thứ “vũ khí hóa học” hủy diệt môi trường sống xung quanh.
Theo Hoàng Trang/Báo Tin Tức
Tags