- Người phụ nữ phải khoét một mảng ngực lớn vì lý do không ngờ tới
- Tôi đã mua căn hộ của bố mẹ với giá cao hơn và đây là bài học nhận lại: Nhất định phải cân nhắc rạch ròi
- Chấm dứt 5 năm bị đau nửa đầu, uống thuốc chẳng 'xi nhê' nhờ một phương pháp trị liệu mới
- Từ chức năm 37 tuổi rồi tiêu hết sạch tiền tiết kiệm chỉ sau 1 năm, tôi nhận ra chân lý 'thô nhưng thật': Tài chính chưa vững thì đừng vội nghỉ việc
Dù cùng được thừa hưởng ADN giống nhau từ bố mẹ, cùng được sống trong một nền giáo dục nhưng các cặp anh chị em lại thường có tính cách khác nhau. Vì sao vậy?
Bà Laura Horwitz và chồng có 3 người con trai có số tuổi lần lượt là 24, 21 và 17. Những đứa trẻ dù cùng nhau lớn lên, được hưởng cùng một nền giáo dục nhưng tính cách rất khác nhau.
Trong khi con đầu rất chăm học, ngăn nắp, hướng ngoại, theo đuổi sự nghiệp điện ảnh và truyền hình thì cậu con thứ hai là người không thích học, hướng nội, theo nghiệp vận động viên thể hình. Đứa con thứ ba thích nấu ăn và biểu diễn nghệ thuật, thuộc nhóm trung bình của xu hướng hướng ngoại và tránh các môn thể thao đồng đội mà anh trai tham gia.
"Chúng khác nhau nhiều nhất có thể", Laura nói.
Vì sao cùng bố mẹ sinh ra, những đứa trẻ lại có tính cách khác nhau đến vậy?
Sự sắp xếp ADN
Theo nhà di truyền học nhi khoa kiêm Chủ tịch Học viện Nhi khoa Mỹ Leah Burke, mặc dù con cái được thừa hưởng 50% ADN của người mẹ và 50% ADN của người cha, nhưng quá trình sắp xếp ADN trong cơ thể mỗi đứa trẻ có thể khác nhau, dẫn đến việc chúng không giống nhau khi sinh ra.
"Mỗi lần cơ thể người phụ nữ tạo ra tế bào trứng, cơ thể người đàn ông tạo ra tế bào tinh trùng là mang một kiểu ADN khác nhau. Vì vậy, cùng là anh chị em trong nhà nhưng những đứa trẻ có thể nhận được mã gene ít giống nhau hơn giả định", bà nói.
John Pappas, giám đốc dịch vụ di truyền học lâm sàng tại bệnh viện nhi Hassenfeld ở New York cho biết, nhiều người được dạy trong lớp sinh học rằng một gene ảnh hưởng đến một đặc điểm, nhưng thực tế rất khác, chẳng hạn màu mắt liên quan đến ít nhất 16 gene và nhiều vùng gene quy định khác nhau.
Khả năng khác biệt giữa ADN của anh chị em còn liên quan đến các yếu tố như chế độ ăn uống, ô nhiễm môi trường và căng thẳng có thể thay đổi cách thức biểu hiện gene.
"Những trường hợp như tiếp xúc với rượu trước khi sinh hoặc sinh non có thể làm giảm tính di truyền", bà Burke giải thích.
Nghiên cứu về các cặp song sinh giống hệt nhau cũng cho thấy những khác biệt còn do trải nghiệm môi trường. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2004 do Avshalom Caspi, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại đại học Duke, dẫn đầu, phát hiện sự khác biệt trong cảm xúc của người mẹ đối với cặp song sinh có ảnh hưởng đến hành vi của chúng.
Trong một đoạn ghi âm từ nghiên cứu đó, liên quan đến các cặp song sinh sinh ra ở Anh và xứ Wales, người ta có thể nghe thấy một bà mẹ mô tả một cô con gái sinh đôi giống hệt nhau là "một con bò nhỏ...nghịch ngợm, huyên náo, hay bị thương". Cô mô tả đứa trẻ còn lại ngoan ngoãn, điềm tĩnh, đáng yêu hơn và nói nhớ bé này hơn chị gái khi hai đứa đi xa.
Jasmin Wertz, nhà tâm lý học tại đại học Edinburgh (Scotland), cho biết, yếu tố khác có thể dẫn đến sự khác biệt trong các cặp song sinh giống hệt nhau là kích thích nhận thức (những đứa trẻ nhận được nhiều hơn sẽ học tốt hơn) và kỷ luật (những đứa trẻ bị kỷ luật nghiêm khắc hơn có nhiều khả năng phát triển các vấn đề về hành vi).
Giáo dục và ngoại cảnh
Bên cạnh yếu tố ADN, phương pháp giáo dục và nuôi nấng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con trẻ.
Nghiên cứu Minnesota về các cặp song sinh được nuôi cách xa nhau hồi 1990 đã phát hiện những điểm tương đồng về trí thông minh, tính tôn giáo, sở thích và hành vi ở các cặp song sinh. Điều này cho thấy họ có yếu tố di truyền mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra khác biệt giữa họ là do môi trường trải nghiệm.
Như bác sĩ kiêm tác giả Gabor Mate đã nói "không có hai đứa trẻ nào cùng một cha mẹ" bởi chúng chào đời ở nhưng giai đoạn sinh học khác nhau của cha mẹ và cha mẹ có phản ứng khác nhau đối với mỗi đứa con.
Trong khi đó, sự khác biệt giữa anh chị em ruột là điều cha mẹ nên khuyến khích.
Wertz, người có hai cô con gái nhỏ, cho biết: "Mặc dù bạn muốn làm cha mẹ một cách công bằng nhất có thể về việc mang lại sự ấm áp, kỷ luật và nhiều cơ hội khác nhau để kích thích nhận thức, nhưng bạn cũng nên dành không gian để con thể hiện cá tính của mình".
Ngoài việc chấp nhận và tìm hiểu xem con khác với anh chị em của mình thế nào và chiến lược nuôi dạy từng đứa, bạn cũng phải chấp nhận con khác mình.
Hay Laura đã rất khó khăn để chấp nhận sự khác biệt của những đứa con mình. Sau nhiều lần giục con trai thứ tương tác với bạn bè ngoài đời, bà nhận ra con thứ mình chỉ giỏi giao tiếp trên mạng và không nhất thiết phải thân thiện như mẹ hay anh cả. Cô thừa nhận sau khi chấp nhận tính cách của cậu con trai, mối quan hệ của 2 mẹ con đã cải thiện.
Ngoài ra, việc chấp nhận con út không thích tham gia thể thao đồng đội đã khiến bà tìm ra môn thể thao khác phù hợp với con mình hơn. Giờ đây, con trai út của Laura đã đạt đai đen nhị đẳng karate.
Người mẹ 3 con hiểu ra rằng dù tìm ra cách nuôi con phù hợp với tính cách và sở thích của chúng đôi khi là thách thức, nhưng giờ đây, cô có thể tôn vinh con người của các con.
Nhà di truyền học Burke cho rằng điểm mấu chốt là trải nghiệm sống của mỗi người khác nhau. Vì vậy, cho con bạn không gian để trở nên khác biệt là vô cùng quan trọng.
10 đặc điểm tính cách nổi bật của ENTJ: Không chỉ là nhà lãnh đạo tài ba mà còn là người có tinh thần mạnh mẽ, dám nghĩ dám làmTags