- Lấy hết can đảm đi Afghanistan du lịch: Du khách choáng vì được lính Taliban mời lên uống trà, đặt hàng làm "video PR"
- Trải nghiệm du lịch độc lạ của Việt Nam: Nhiều người chơi xong muốn 'tiền đình' nhưng du khách nước ngoài vẫn mê tít
- Quốc gia sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới nhưng người dân không thích đi du lịch nước ngoài: Tại sao vậy?
Với nhiều người các hòn đảo của Tây Ban Như được ví như những thiên đường du lịch, nhưng với người dân địa phương, cuộc sống nơi đây lại như "ác mộng".
Rona Pineda sở hữu một nhà hàng ngay gần bến cảng ở Palma de Mallorca, Tây Ban Nha, nơi phục vụ món paella (món cơm chiên thập cẩm với các loại rau quả, thịt hoặc hải sản của Tây Ban Nha) và các món ăn châu Á cho khách du lịch.
Nhà hàng của cô làm ăn phát đạt nhưng vẫn không đủ để Pineda sống thoải mái.
Làn sóng người nước ngoài và sự thay đổi trong lĩnh vực du lịch đã khiến giá thuê nhà và giá nhà ở Mallorca và đảo Ibiza lân cận tăng cao, đẩy những cư dân địa phương như Pineda vào những lựa chọn khó khăn, thậm chí một số người buộc phải sống trong xe tải.
"Mọi người hiện đang tìm cách sống sót", người phụ nữ 32 tuổi cho biết. Cô đang ở chung trong một căn hộ hai phòng ngủ với một cặp vợ chồng khác kể từ khi Tây Ban Nha dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về đại dịch vào cuối năm 2020.
"Nếu bạn có mức lương bình thường, rất khó để tìm một nơi để ở trong những ngày này", Pineda nói.
Dân số Quần đảo Balearic của Tây Ban Nha — bao gồm cả Menorca và Formentera — đã tăng 50% kể từ năm 1996, chủ yếu là do lượng người mới đến tăng đột biến do sự thu hút của các bãi biển và thời tiết nắng ấm.
Xu hướng này tăng tốc trong vài năm qua khi đại dịch Covid làm tăng số lượng công nhân nhập cư làm việc trên đảo.
Dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về nhà ở cũng ngày càng tăng.
Những điều này đã đẩy giá nhà lên cao, thậm chí còn gay gắt hơn ở các hòn đảo và ở Mallorca. Chính sách hạn chế xây dựng để bảo tồn không gian tại các hòn đảo cũng khiến không gian sinh sống trở nên hạn chế.
Lạm phát gia tăng trong năm qua cũng làm trầm trọng thêm căng thẳng này.
Matias Vidal, giám đốc công ty bất động sản địa phương Inmovisa, người đã bán nhà ở Mallorca trong nhiều thập kỷ cho biết: "Ngày càng có nhiều người phải ở trong lều trại hoặc xe tải, đó vẫn là thiểu số nhưng xu hướng này ngày càng tăng mà chúng tôi không hề thấy cách đây vài năm".
Theo dữ liệu từ Colegio de Registradores, những người từ bên ngoài Tây Ban Nha đã mua khoảng 36% số bất động sản được bán ở Mallorca và các đảo lân cận trong quý 4/2022. Các nhà môi giới cho biết những người mua bao gồm từ những người về hưu ở Đức và Anh cho đến các nhà đầu tư từ Mỹ Latinh và các nước khác như Nga.
Theo báo cáo từ công ty nhân sự Adecco Group AG, nhu cầu gia tăng đã đẩy giá nhà ở Quần đảo Balearic lên cao nhất trong số tất cả các khu vực ở Tây Ban Nha, bao gồm cả Madrid, nơi người lao động được trả lương trung bình cao hơn 30%.
Mallorca và Ibiza cũng đang cố gắng thoát khỏi hình ảnh "hòn đảo tiệc tùng" bằng cách chuyển hướng nhiều hơn sang du lịch hạng sang từ năm 2016.
Sự thay đổi làm cho cuộc khủng hoảng nhà ở thậm chí còn tồi tệ hơn, bởi vì các cơ sở cao cấp đòi hỏi nhiều nhân viên hơn. Ngoài ra, các quán bar và nhà hàng cần phải tăng cường dịch vụ để theo kịp. Nhu cầu nhân viên theo mùa càng siết chặt thị trường và tạo ra mức tăng đột biến về giá thuê lên tới mức 46%.
Pineda cho biết giá thuê nhà đã tăng gần gấp đôi kể từ khi cô đến Mallorca 13 năm trước. "Tôi làm việc cả ngày nên quyết định thuê chung nhà cho tiết kiệm", cô nói. "Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau và mọi việc vẫn ổn."