Vì sao chúng ta tốt với người ngoài, ai nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân?

Thứ Sáu, 04/08/2023 19:23 GMT+7

Google News

Lạ đời thay khi người thân lại là những người chịu đựng tính xấu, sự khó chịu của chúng ta. Trong khi người ngoài lại chứng kiến tất cả những gì tốt nhất. Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: do tự tin vào mối quan hệ gia đình không thể mất đi, do chúng ta ít đi sự khoan dung...

Có một nghịch lý mà đôi khi chúng ta không để ý, đó chính là bản thân thường tỏ ra khó chịu, cáu gắt với những người thân quen. Thế nhưng, khi ra ngoài, chúng ta lại nhẹ nhàng, ngọt ngào với mọi người. Lâu dần, chúng ta coi đó là điều hiển nhiên, để rồi người mà chúng ta làm tổn thương nhiều nhất lại chính là người mà ta thương nhất, họ cũng yêu chúng ta nhiều nhất.

Vì sao nhiều bạn trẻ tốt với người ngoài, nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân? - Ảnh 1.

Chúng ta luôn đối xử tốt với người ngoài mà quên đi gia đình. (Ảnh minh họa: Freepik)

Vì sao nhiều bạn trẻ tốt với người ngoài, nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân? - Ảnh 2.

Những sự bực bội, khó chịu lại trút lên gia đình. (Ảnh minh họa: Shutter Stock)

Ra ngoài ai nhờ gì làm đó, về nhà khó chịu với bố mẹ

Nhiều người khi ở bên ngoài thường cẩn trọng từng câu, từng từ. Chúng ta cũng có thói quen thoải mái với người lạ, sẵn sàng giúp đỡ khi họ nhờ. Thế nhưng, lạ thay khi về nhà chúng ta lại cáu kỉnh, khó chịu khi bố mẹ nhờ giúp việc gì. Đôi khi, nhiều người còn không kiểm soát được lời nói của bản thân mà nặng lời, khiến người nhà buồn phiền. 

Vì sao nhiều bạn trẻ tốt với người ngoài, nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân? - Ảnh 3.

Với người ngoài, đa số chúng ta có xu hướng cẩn trọng lời nói từng li, từng tý. (Ảnh minh họa: Freepik)

Thương, một độc giả tâm sự: “Nhiều khi ra ngoài gặp gỡ người này người kia nên lúc nào cũng chú ý lời nói của mình, cười nói ngọt ngào. Nhưng khi về nhà mình lại không kiềm chế nổi bản thân mà tỏ ra cáu kỉnh khi mệt mỏi. Nhiều lúc nhìn lại mình cũng thấy bản thân sai mà dặn lòng mãi vẫn mắc phải điều này”.

Vì sao nhiều bạn trẻ tốt với người ngoài, nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân? - Ảnh 4.

Chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người ngoài mà không một lời cằn nhằn. (Ảnh minh họa: Vecteezy)

Lý giải cho hành động ra ngoài thì ngọt ngào, về nhà lại cáu gắt

Trên thực tế, đây không phải là điều hiếm hoi xảy ra. Nó là một dạng tâm lý rất bình thường của con người. Việc tử tế với người ngoài nhưng lại nhăn nhó, khó chịu với bố mẹ, người thân xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, đó chính là chúng ta hiểu rằng mối quan hệ này sẽ không bao giờ mất đi. Tình cảm gia đình, bố mẹ, con cái, anh chị em là dường như đã trở thành vĩnh cửu, dù có như thế nào thì đó vẫn là người thân, không thể thay đổi. Chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng họ sẽ không bỏ rơi mình. Chính vì vậy, ta mặc sức buông thả, thể hiện bản chất thật của bản thân, ngay cả tính xấu cũng không ngần ngại bung xõa trước mặt người nhà. 

Vì sao nhiều bạn trẻ tốt với người ngoài, nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân? - Ảnh 5.

Thoải mái thể hiện tính xấu với người nhà.

Trong khi đó, người lạ là những mối quan hệ dễ đến, dễ đi nếu có bất kỳ xích mích nào xảy ra. Vì dễ mất nên bản thân mỗi người cũng rất cẩn trọng với những mối quan hệ đó. Do vậy, khi ở cạnh những người không thân quen, chúng ta luôn cố gắng thể hiện những mặt tốt đẹp nhất của bản thân để ghi lại ấn tượng tốt. 

Vì sao nhiều bạn trẻ tốt với người ngoài, nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân? - Ảnh 6.

Ai cũng cố gắng thể hiện những mặt tốt nhất với người ngoài. (Ảnh minh họa: Storyset)

Thứ hai, thói quen tử tế với người lạ, khó chịu với người nhà còn đến từ cảm giác thiếu an toàn. Với người lạ, chúng ta không thể biết được họ đang nghĩ gì, sẽ hành động như nào nếu mình góp ý về những thói xấu của họ. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, đa phần các bạn trẻ sẽ chọn cách kiềm chế, chịu đựng dù đối phương có những hành động khiến ta khó chịu, cáu gắt. Ngược lại, với người thân, chúng ta có xu hướng nói thẳng, nói thật, không nể nang bất kỳ điều gì dù cho đó là điều khó nghe. Nhiều bạn trẻ thường quan niệm rằng: “Thô mà thật. Người thân thì mới nói cho nhau nghe. Nếu nói những lời nịnh nọt, ngọt ngào thì đó không phải người thân rồi”.

Vì sao nhiều bạn trẻ tốt với người ngoài, nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân? - Ảnh 7.

Dù có cáu giận như nào thì người thân vẫn không bỏ ta đi. (Ảnh minh họa: Creative Market)

Cuối cùng, lý do khiến chúng ta dễ có xu hướng cáu gắt với người nhà đó chính là do tiếp xúc quá nhiều. Chính vì gặp nhau thường xuyên, hay được nhờ, phải chịu những thói quen xấu mỗi giờ, mỗi ngày, dần dần sự khoan dung sẽ ít đi, độ cáu gắt, khó chịu cũng vì vậy mà tăng lên. Trong khi đó, chúng ta gặp người ngoài rất ít, dù có khó chịu thì điều này cũng nhanh chóng trôi qua và trở lại trạng thái bình thường. 

Vì sao nhiều bạn trẻ tốt với người ngoài, nhờ gì làm đó, về nhà lại cáu gắt với người thân? - Ảnh 8.

Chúng ta dễ dàng bày tỏ sự khó chịu với người nhà mà lại bỏ qua cho người lạ dù cùng một thói xấu. (Ảnh minh họa: Freepik)

Thế nhưng, chúng ta nên nhớ rằng người thân mới là người luôn có mặt, sẵn sàng giúp đỡ trong mọi tình huống. Chính vì vậy, hãy cố gắng nhẹ nhàng hơn với gia đình, người thân. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy tạo cho mình một không gian, thời gian riêng. Đừng vì những lời nói lúc bực bội mà tạo ra khoảng cách. 

HÃY ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI NGƯỜI NHÀ

Đôi khi chúng ta hay vô tư thoải mái những thói xấu trước mặt người thân, khó chịu, cáu kỉnh với họ. Bởi chúng ta nghĩ rằng dù có chuyện gì thì người nhà cũng sẽ không bao giờ bỏ mặc. Thế nhưng, hãy đối tốt với người yêu thương mình vì họ xứng đáng được nhận những điều đó.

Nếu cảm thấy mệt mỏi, áp lực, cảm thấy khó chịu với người thân thì hãy tách bản thân ra riêng, cho mình một khoảng trống để cân bằng lại cảm xúc. Chắc chắn lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với mọi người.

Kim Anh

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›