Vì sao nhiều kỷ lục điền kinh bị phá ở Olympic Tokyo?

Thứ Tư, 04/08/2021 18:25 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn)- Bề mặt sân điền kinh ở Olympic Tokyo được ví như một tấm bạt lò xo. “Bạn có thể cảm nhận được sức bật khi chạy trên đó”, một VĐV chia sẻ.

Bảng tổng sắp huy chương Olympic Tokyo 2021 mới nhất hôm nay

Bảng tổng sắp huy chương Olympic Tokyo 2021 mới nhất hôm nay

Bảng tổng sắp huy chương Olympic Tokyo 2021 mới nhất hôm nay 4/8. Bảng xếp hạng huy chương Olympics 2020.

Xem trực tiếp Olympic 2021:

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nữ Olympic 2021:

* 15h00, 5/8: Nữ Úc vs Mỹ (VTV5, HCĐ)

Soi kèo Nữ Úc vs Mỹ

* 09h00, 6/8: Nữ Thụy Điển vs Canada (VTV5, HCV)

Soi kèo Nữ Thụy Điển vs Canada

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nam Olympic 2021:

* 18h00, 6/8: U23 Mexico vs U23 Nhật Bản (VTV6, HCĐ)

* 18h30, 7/8: U23 Brazil vs U23 Tây Ban Nha (VTV6, HCV)

 

Xem những thông tin Olympic 2021 cần thiết:

Bảng tổng sắp huy chương Olympic

Lịch thi đấu bóng đá Olympic

Kết quả bóng đá Olympic

 

 

 

Mặt sân được cho là nguyên nhân giúp điền kinh thiết lập một loạt kỷ lục mới ở Olympic Tokyo.

Những kỷ lục

Đồng hồ đặt phía sau vạch đích nhấp nháy con số 10,60 giây cùng với chữ “NEW”- nghĩa là “kỷ lục Olympic mới”, khi VĐV Elaine Thompson-Herah của Jamaica giành chiến thắng ở cự ly 100 m nữ hôm 31/7. Thompson-Herah không chỉ bảo vệ được tấm HCV Olympic trên đường chạy 100 m giành được ở Rio de Janeiro 2016, mà còn xô đổ kỷ lục do Florence Griffith Joyner thiết lập vào năm 1988 (10,61 giây).

Một ngày sau, Lamont Marcell Jacobs tạo tiếng vang lớn khi giành chiến thắng ở đường chạy 100 m dành cho nam. Thành tích của VĐV người Ý là 9,80 giây, thay thế Usain Bolt trở thành người đàn ông nhanh nhất thế giới.

Ở nội dung 400 m vượt rào nam, với thành tích 45,94 giây, VĐV Karsten Warholm của Na Uy đã phá sâu kỷ lục do chính anh thiết lập ngày 1/7 tại Oslo, Na Uy (46,70 giây) và vượt qua kỷ lục cũ của VĐV người Mỹ Kevin Young thiết lập tại Barcelona 1992 (46,78 giây). Đội chạy tiếp sức phối hợp nam nữ 4x400 m của Ba Lan cũng có kỷ lục Olympic ở mức 3 phút 09 giây 87.

 

Chú thích ảnh
Nhiều kỷ lục thế giới, kỷ lục Olympic bị phá vỡ ở điền kinh Olympic Tokyo

  

Kể từ ngày 31/7- thời điểm các VĐV điền kinh bắt đầu tranh tài ở Olympic Tokyo, liên tiếp những cột mốc mới được tạo ra, từ kỷ lục thế giới, kỷ lục Thế vận hội cho tới thành tích cá nhân.

Bí mật đường chạy Olympic

Sân vận động Olympic Tokyo, được thiết kế bởi Kengo Kuma, đã giành được nhiều lời khen ngợi vì có thể lấy gió và chuyển hướng gió lan tỏa khắp sân, nhằm kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Thông gió tốt giúp tăng khả năng thi đấu của VĐV điền kinh nhưng điều quan trọng hơn với họ là đường chạy, nơi họ lấy đà, chạy và bứt tốc.

Kỹ sư người Ý Andrea Vallauri và công ty Mondo của ông đã dành gần 3 năm để nghiên cứu, thiết kế và đưa vào sử dụng đường đua ở Olympic Tokyo. Trên hành trình đó, Andrea Vallauri đã hỏi các VĐV về sở thích của họ. Dựa trên những phản hồi, nhà máy của Ondo ở Alba, Ý, đã tạo nên một mặt sân được miêu tả là “hút hết các chấn động, đưa trở lại đôi chân các VĐV nguồn năng lượng, như thể họ đang ở trên một tấm bạt lò xo”.

“Những gì các bạn đang thấy là sự tiến hóa. Ở mỗi kỳ Thế vận hội, chúng tôi luôn cố gắng cải thiện công thức và Olympic Tokyo không phải ngoại lệ. Chúng tôi đã thêm một hợp chất bổ sung. Đường chạy rất mỏng, chỉ khoảng 14mm nhưng chúng tôi đã thêm những hạt cao su đặt trong những thiết kế hình lục giác. Chúng không chỉ giúp hút hết các chấn động mà còn tạo hiệu ứng như tấm bạt lò xo. Đây là lý do cho thấy vì sao hiệu suất thi đấu được cải thiện”, Andrea Vallauri chia sẻ.

 

Chú thích ảnh
Ông Andrea Vallauri sở hữu công ty chuyên thiết kế và sản xuất các đường chạy điền kinh Olympic

  

Các VĐV đã tham gia thi đấu cũng nói như vậy. Sydney McLaughlin, VĐV người Mỹ giành HCV chung kết 400m vượt rào nữ cho biết: “Bạn có thể cảm nhận được sự bật nảy trên cung đường này”. Kyron McMaster- VĐV cán đích thứ 4 ở nội dung 400 m vượt rào mô tả cảm giác “giống như đang chạy trên không”.

Ông Vallauri tin rằng đường đua trị giá 1,5 triệu USD sẽ giúp các VĐV cải thiện tới 2% hiệu suất. Khi các kỷ lục bị phá vỡ chỉ trong 1/100 giây, điều đó sẽ tạo nên khác biệt lớn.

VĐV Marie-Josée Ta Lou của Bờ Biển Ngà cảm giác không thể tin nổi mình có thể chạy nhanh như những gì đã làm được ở Olympic Tokyo. Cô đã về đích thứ 4 ở nội dung 100m nữ với thành tích 10,91 giây.

Mặt sân không chỉ có lợi cho các tay nước rút, nó góp phần vào thành tích cao cho các bộ môn điền kinh khác. Hôm Chủ nhật, ở cuộc thi nhảy ba bước, VĐV Yulimar Rojas của Venezuela đã phá sâu kỷ lục thế giới với 17cm nhiều hơn kỷ lục cũ 15,50m do VĐV Inessa Kravets người Ukraine thiết lập năm 1995.

Tuy nhiên, sự phát triển trong công nghệ áp dụng vào điền kinh ở chất lượng đường chạy và các đôi giày chạy, đã đặt ra câu hỏi về sự công bằng trong thể thao. Để giảm thiểu một số lợi thế đó, Liên đoàn điền kinh thế giới đã quy định chặt chẽ về thiết kế các đường đua cũng như giày chạy của VĐV. Ông Vallauri đã ví đường chạy ở Olympic Tokyo giống như những chiếc lốp trong đua xe Công thức 1. “Nếu tất cả các loại lốp đều giống nhau, thì điều đó là công bằng”, ông nói.

K.Đ
Tổng hợp

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›