- Nhà giáo dục đã dạy con thành tỷ phú và bác sĩ tài năng: ‘Điểm cao không hề quan trọng, chỉ cần rèn cho chúng một kỹ năng’
- Phóng viên Indonesia: 'Nhìn U20 Việt Nam thắng ấn tượng, tôi thấy lo lắng cho U20 Indonesia'
- ‘Văn Quyết vô duyên với ông Park nhưng cơ hội sẽ rộng mở vì HLV Troussier thích đá áp đặt’
- BTS, Blackpink và loạt idol Kpop đón sinh nhật vào tháng 3
Những người bị đột quỵ trẻ thường là trụ cột, lao động chính trong gia đình. Khi đột quỵ xảy ra, bản thân người bệnh phải đối mặt với bệnh tật, tương lai bất định và mặc cảm trở thành gánh nặng. Do đó, hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình mỗi ngày bằng cách tự kiểm tra cơ thể bằng những bài tập đơn giản.
Gia tăng người trẻ bị đột quỵ
Hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ. Trung bình cứ 6 người, một người có nguy cơ đột quỵ. Tỷ lệ người trẻ và người trung niên 40-45 chiếm khoảng 1/3. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Đặc biệt, số lượng người trẻ tuổi 20, thậm chí dưới 20 tuổi cũng xuất hiện nhiều.
Bên cạnh đó, đột quỵ để lại những hệ lụy rất lớn cho người bệnh, gia đình và xã hội. Theo nghiên cứu, cứ 100 người đột quỵ thì có 20 – 25 người tử vong, 25 người nằm liệt giường cần người chăm sóc, 20 người phục hồi khỏe mạnh có thể tiếp tục làm việc, số còn lại hồi phục nhưng vẫn yếu hoặc liệt một phần.
Trước đó, tại Hội nghị đột quỵ quốc tế 2022, các chuyên gia đã chỉ ra Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật kép, gồm các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như các bệnh lưu hành và sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm.
Các báo cáo khoa học hàng năm cho thấy, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 74% các ca tử vong nói chung, đây là một con số rất lớn trong điều kiện kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
Các bệnh không lây nhiễm chính có 4 nhóm gồm: các bệnh về tim mạch (trong đó có đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp), các bệnh về ung thư, bệnh hô hấp mạn tính và đái tháo đường. Đây đều là các bệnh/nhóm bệnh gây ra những hậu quả nặng nề do tỷ lệ tử vong và tàn phế khá cao.
Đột quỵ não là bệnh không lây nhiễm thường gặp, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ.
Độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ (ở nước ngoài là nữ bị đột quỵ nhiều hơn nam).
Về phân loại đột quỵ, ở các nước phát triển, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%, chảy máu não khoảng 15%, nhưng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não là 76% chảy máu não là 24%.
Nguyên nhân khiến người trẻ dễ bị đột quỵ
Những nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi diễn ra là do:
- Bệnh lý dị dạng mạch máu não: Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ ở người trẻ tuổi. Sự phát triển bất thường của mạch máu não sẽ gây nên những túi phình dẫn đến đột quỵ xuất huyết não hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây hẹp - hay gọi là đột quỵ nhồi máu não. Dị dạng mạch máu não có thể phát hiện sớm qua phương pháp chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.
- Hút thuốc lá thường xuyên: Theo thống kê, có khoảng 50% người bị đột quỵ trẻ tuổi có sử dụng thuốc lá thường xuyên hoặc những người hút thuốc lá thụ động. Trong điếu thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất độc hóa học, các chất độc này được vận chuyển vào máu sau khi hấp thu vào phổi, từ đó phá hủy các tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) có liên quan đến đột quỵ nhồi máu não. Đối với những người trẻ tuổi, các thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,... sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạch máu.
- Bệnh béo phì, ít vận động: Khoảng 10% người trẻ tuổi bị đột quỵ có thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI >30), ngoài ra các chỉ số tại vòng bụng, hông còn có mối liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ đột quỵ.
- Đái tháo đường và tăng huyết áp: 30% đột quỵ ở người trẻ tuổi là do đái tháo đường và bệnh tăng huyết áp là khoảng 10%. Do thói quen ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ.
- Sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích gây đột quỵ ở người trẻ tuổi chủ yếu là rượu bia. Các loại rượu nặng có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng chảy máu não.
Bài kiểm tra 20 giây dự đoán đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc hoặc vỡ. Trong đó, đột quỵ do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu chính trong não sẽ khiến não bị ảnh hưởng ngay lập tức. Và não bị thiếu máu oxy càng lâu thì nguy cơ bị tàn tật lâu dài và thậm chí tử vong càng cao.
Hệ thống y tế Penn Medicine Lancaster General Health (Mỹ), cho biết: Đối với nhiều bệnh nhân, có thể điều trị bằng thuốc làm tan cục máu đông trong vòng 3 giờ sau khi bị đột quỵ, hoặc tối đa 4,5 giờ.
Chính vì vậy, biết trước nguy cơ đột quỵ để thay đổi lối sống nhằm ngăn ngừa hoặc có sự chuẩn bị trước là rất quan trọng.
Theo một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa Stroke của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người không thể giữ thăng bằng khi đứng 1 chân trong ít nhất 20 giây, có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tổn thương não cao hơn.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Yasuharu Tabara, Phó giáo sư tại Trường Y Đại học Kyoto, Nhật Bản, cho biết: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khả năng giữ thăng bằng trên 1 chân là một bài kiểm tra quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Những người giữ thăng bằng kém trên 1 chân cần chú ý nhiều hơn, vì điều này có thể cho thấy nguy cơ nhồi máu não gia tăng.
Nghiên cứu bao gồm 841 phụ nữ và 546 nam giới, độ tuổi trung bình là 67. Những người tham gia được yêu cầu đứng mở mắt và giơ một chân lên trong tối đa 60 giây. Mỗi người thực hiện 2 lần và lấy kết quả tốt hơn để đưa vào nghiên cứu. Bệnh mạch máu não nhỏ được đánh giá bằng chụp MRI não.
Kết quả cho thấy không thể giữ thăng bằng trên một chân lâu hơn 20 giây có liên quan đến bệnh mạch máu não nhỏ.
Tiến sĩ Tabara cho biết: Thời gian đứng trên một chân là thước đo đơn giản cho thấy sự mất ổn định tư thế - có thể là hậu quả của những bất thường trong não bộ.
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
Để hạn chế nguy cơ tử vong cũng như di chứng, người trẻ tuổi cần có các biện pháp phòng tránh kịp thời bằng cách giữ một thói quen sinh hoạt lành mạnh như:
- Có một lối sống tích cực cũng như chế độ ăn thích hợp và tăng cường tập thể dục, tập vận động mỗi ngày;
- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não ở người trẻ tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích,... là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ tái phát.
- Không nên chủ quan cho rằng đột quỵ não chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà bỏ qua việc thăm khám. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh lý đột quỵ thì cần đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này
Dân văn phòng tranh thủ từng phút nghỉ trưa mà không biết ngủ sau khi ăn làm tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư và hỏng dạ dàyTags