- Vinh danh những nhiếp ảnh gia của TTXVN (kỳ 4): Phạm Văn Thính - những bức ảnh bất hủ và cuộc đời vợ chồng nhà báo neo đơn
- Vinh danh những nhiếp ảnh gia của TTXVN (kỳ 3): Trần Tuấn - đường đến với những bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Vinh danh những nhiếp ảnh gia của TTXVN (kỳ 2): Đinh Quang Thành - cái thật trở thành cái đẹp trong bức ảnh
Các hoạt động của bộ đội địa phương, dân quân, du kích, thanh niên xung phong... là đối tượng thể hiện của Nguyễn Đặng. Như chúng ta biết, mọi hoạt động của lực lượng vũ trang này là âm thầm, kín đáo, đặc biệt ở vùng giáp ranh với địa phận mà quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn kiểm soát, lại càng phải rất bí mật. Trên thực tế rất ít gặp cảnh du kich chiến đấu đơn lẻ, rất ít gặp cảnh luyện tập chống càn đông đúc, hoặc các cuộc hội quân tấp nập.
1. Mặc dù vậy, suốt 8-9 năm bám trụ ở vùng địch hậu, vùng giải phóng giáp ranh, Nguyễn Đặng đã chụp được hàng nghìn kiểu ảnh gửi về trụ sở Thông tấn xã Giải phóng ở Tây Ninh.Từ đây, phòng Biên tập ảnh biên soạn lại, rồi gửi theo đường giao liên ra Phân xã Nhiếp ảnh của Việt Nam Thông tấn xã ở Hà Nội.
Hành trình một bức ảnh từ Nam bộ ra tới Hà Nội trung bình mất hàng tháng trời. Như vậy tính thời sự, cập nhật-một yêu cầu quan trọng của ảnh báo chí đã bị giảm. Nhưng bù lại, tính chất tài liệu, tính chất lịch sử, tính chất nghệ thuật của ảnh thì còn mãi mãi. Đây là một ưu việt của nhiếp ảnh, nó giúp tác phẩm ảnh vượt qua thời gian, đi cùng năm tháng, để trường tồn với lịch sử đất nước.
Ảnh Nguyễn Đặng cho ta thấy bà má Nam bộ móm mém thản nhiên ngồi dưới gốc dừa vót chông rào làng; các chị, các em gặt lúa, đào khoai; các bác nông dân gom súng đạn lên xuồng tải ra tiền tuyến cho bộ đội; các chiến sĩ du kích chỉ có quần xà lỏn (quần đùi) với cây súng trường, súng phóng lựu, hoặc súng chống tăng B.40... lăn lộn trong chiến hào quyết tâm đánh địch đến cùng. Những bức ảnh đó đã phản ánh trung thực tinh thần quật khởi của người dân Nam bộ - Thành đồng Tổ quốc. Đây là pho tài liệu quý về cuộc chiến tranh nhân dân của Nam bộ, là bằng chứng hùng hồn về lòng yêu nước của nhân dân miền Nam.
Ảnh Nguyễn Đặng cho ta hiểu thế nào là chiến tranh nhân dân với lực lượng thanh niên xung phong lên đường tiếp viện cho quân chủ lực; thế nào là hậu phương với mọi lứa tuổi, mọi hình thức tải đạn ra chiến trường; thế nào là sức mạnh của lòng dân - điểm tựa của mọi chiến thắng, khi họ trực tiếp cầm súng chống quân xâm lược.
Nguyễn Đặng đã làm triển lãm ảnh cá nhân, gồm cả ảnh thời chiến và ảnh thời bình. Ông mất năm 2006, chưa kịp làm sách ảnh cho mình, cũng chưa kịp soạn ảnh tham dự Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh do bận công tác Hội và do đam mê sáng tác ảnh trong thời bình. Năm 2008, Hội Nhiếp ảnh TP.HCM đã biên soạn và xuất bản cuốn sách ảnh Việt Nam quê hương mến yêu của Nguyễn Đặng.
2. Gần đây, gia đình ông và các đồng nghiêp ở Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt NamvàTTXVN đã lựa chọn ảnh thời chiến của ông để đăng ký xét Giải thưởng Nhà nước. Cụm tác phẩm Nam bộ thành đồng tổ quốccủa Nguyễn Đặng gồm 10 ảnh:
2. Nhân dân huyện Châu Thành, Tây Ninh vận chuyển vũ khí phục vụ đợt tổng tiến công lần thứ 2, 1968.
3. Nhân dân Đồng Tháp Mười tải đạn ra hỏa tuyến, 1967.
4. Chèo xuồng đưa vũ khí tới mặt trận, 1968.
5. Vượt suối Tây Ninh, 1967.
6. Bộ đội địa phương miền Đông Nam bộ bước vào tổng tiến công đợt 2, tháng 5/1968.
7. Dũng sĩ Đặng Văn Hướng diệt 8 lính Mỹ trong một trận giáp chiến, 1968.
8. Quân giải phóng đánh gục xe tăng Mỹ, 1968.
9. Du kích vùng Bảy núi chặn đánh địch, 1967.
10. Du kích Tây Ninh bắn rơi máy bay Mỹ, 5/1966.
Xem lại các tấm ảnh chiến tranh của ông, đặc biệt là cụm tác phẩm Nam Bộ thành đồng tổ quốc, chúng ta vừa mến mộ vừa cảm phục tay máy xông xáo, yêu nghề, đã dành cả tuổi trẻ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Qua ảnh, người ta thấy sâu thẳm trong ông là tình yêu quê hương đất nước. Với tình yêu ấy, Nguyễn Đặng đã thành công tạo dựng một cách trung thực hình tượng người du kích Nam bộ trong nhiếp ảnh. Đây là những tác phẩm được lưu giữ trong kho tư liệu ảnh của Ban Biên tập Ảnh, TTXVN, cùng một số ảnh đã triển lãm và in sách.
Năm nay 2022, với cụm tác phẩm này Nguyễn Đặng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước. Thông tấn xã Việt Nam, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, gia đình, đồng chí và đồng nghiệp của ông rất vui mừng về sự kiện này. Vì ông là niềm tự hào của họ.
(Còn tiếp)
Tags