- Đàm phán thành công để hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'
- Tròn 100 năm sau ngày khai quật được lăng mộ Vua Tut, còn cả chân trời bí ẩn chờ các nhà khảo cổ tiếp tục đào sâu
- Một ngày của Hoàng đế triều Thanh trôi qua như thế nào?
- Về ấn vàng Hoàng đế chi bảo: Cần hiểu khái niệm 'hồi hương' theo nghĩa rộng
Vào năm 1421 sau Công Nguyên, một vụ án khủng khiếp đã xảy ra trong hậu cung nhà Minh và nguyên nhân liên quan đến cái chết của một phi tần mà Hoàng đế vô cùng sủng ái.
Theo sử sách Trung Quốc, tất cả những người sống trong cung của Kiến Văn Đế đều bị tận diệt. Chỉ trong một cuộc cuồng sát của Chu Đệ, 14.000 người mất mạng.
Rất nhiều quần thần tận trung với Kiến Văn Đế, trong đó có đại thần Phương Hiếu Nho cũng bị giết cả gia tộc 10 đời, 873 người không một ai sống sót. Trong khi đó, thê thiếp của họ bị Chu Đệ bắt ép phải đến các kỹ viện, doanh trại... để đàn ông mặc sức chà đạp.
Không chỉ ra tay tàn độc đối với những người được cho là chống đối, Chu Đệ với tính cách ngoan cố, bảo thủ, đa nghi và dễ "lên cơn" thịnh nộ cũng khiến các quần thần, phi tần cung nữ dưới chướng của ông ta khiếp sợ.
Theo sử sách Trung Quốc, ông vua thứ 3 của Minh triều từng hai lần ra lệnh thảm sát cung nữ, đẩy 3.000 người vào chỗ chết. Trong một thời gian, hậu cung của nhà Minh đã biến thành địa ngục đẫm máu chốn nhân gian. Đây gọi là "thảm sát hậu cung Vĩnh Hằng" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
So với phụ hoàng Chu Nguyên Chương về độ tàn ác, Chu Đệ chỉ hơn chứ không kém.
Nguồn cơn gây nên cơn giận dữ của vị bạo chúa
Sau khi đăng cơ, bình định thiên hạ, quốc lực ngày một mạnh lên, Minh Thành Tổ bắt đầu tiến hành tuyển mỹ nữ trên toàn quốc với quy mô lớn. Hậu cung của ông ta vì lẽ đó mà giai nhân ngày một nhiều.
Minh Thành Tổ lấy con gái của đại tướng Từ Đạt làm vợ, lên ngôi thì phong bà làm Hoàng hậu, chẳng may bà mất sớm, vua thương tiếc lắm, không lập hoàng hậu nữa.
Sau có người con gái được Triều Tiên dâng lên cho vua. Sinh thời, người phụ nữ này mang nét đẹp thuần khiết, thanh tao, quyến rũ khiến Hoàng đế Chu Đệ yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chỉ trong vòng 1 tháng, Hoàng đế Chu Đệ sắc phong cho vị phi tần này thành Cung Hiến Hiền phi Quyền thị (còn được gọi là Hiển Nhân phi, Quyền phi) và phong tước cho cả cha của bà - ông Quyền Vĩnh Quân.
Hai năm sau đó, Hoàng đế Chu Đệ chinh phục Mông Cổ và cũng mang theo cả vị phi tần này. Điều này cho thấy vị trí của Quyền phi trong lòng của Hoàng đế rất cao.
Theo lý giải của các sử gia, một phi tần ngoại quốc như Quyền phi sở dĩ có được sự sủng ái đặc biệt vốn là bởi nàng có tướng mạo rất giống người tình trong mộng của Hoàng đế - mỹ nhân Từ Diệu Cẩm.
Từ Diệu Cẩm là con gái của Từ Đạt - danh tướng và là khai quốc công thần vào thời nhà Minh. Ông là 1 trong 18 vị anh em kết nghĩa với Chu Nguyên Chương (Hoàng đế Minh Thái Tổ).
Năm xưa, Từ Đạt có tổng cộng 4 người con gái. Trong đó trưởng nữ của ông chính là Từ Hoàng hậu - chính thê của Chu Đệ. Thế nhưng Chu Đệ hoàng đế trước sau chỉ đem lòng ngưỡng mộ người em vợ Từ Diệu Cẩm. Cũng bởi vậy mà sau khi Hoàng hậu qua đời, ông liền nhanh chóng cầu hôn vị tiểu thư này nhưng bị nàng cự tuyệt và cuối cùng trở thành một ni cô.
Sau khi Từ Diệu Cẩm rời xa hoàng cung, vào năm Vĩnh Lạc thứ sáu, Chu Đệ lại vừa vặn gặp được Quyền phi với dáng dấp giống tình nhân trong mộng năm xưa của ông tới bảy phần. Đó cũng là nguyên nhân khiến vị Hoàng đế bạo tàn và đa nghi ấy phá lệ cưng chiều nàng.
Nhưng trớ trêu thay, sau chiến thắng lớn ở Mông Cổ, trên đường trở về thì Quyền phi đột nhiên ngã bệnh và qua đời ở huyện Lâm Thành, tỉnh Hà Bắc.
Vụ thảm sát chốn hậu cung
Mặc dù có được sự sủng ái của Hoàng đế, vị phi tử ngoại quốc này lại trở thành cái gai trong mắt không ít mỹ nhân chốn hậu cung.
Một người thiếp khác của Hoàng đế Chu Đệ cũng đến từ Triều Tiên có tên là Lữ Mỹ Nhân, người này từng rất coi thường Quyền phi, nhưng Quyền phi luôn bỏ ngoài tai những tin đồn về mình và chỉ một lòng một dạ đi theo Hoàng đế.
Ngay sau cái chết bất ngờ của Quyền phi, cung nữ hầu hạ của Lữ Mỹ Nhân và Quyền phi đụng độ nhau, trong cuộc cãi vã sự thật cuối cùng cũng được tiết lộ. Hoàng đế Minh Thái Tông rất tức giận, ra lệnh điều tra toàn bộ sự việc.
Ban đầu, vị phi tần họ Lã ấy cương quyết không chịu thừa nhận. Thế nhưng sau khi chịu đủ mọi cực hình, nàng đã cắn răng khai ra việc mình phái thuộc hạ đi xin thạch tín ở chỗ thợ thủ công rồi lén đem thuốc độc bỏ vào trà để hại chết Quyền phi.
Biết được những điều này, Hoàng đế Chu Đệ rất tức giân, lập tức hạ sát toàn bộ cung nữ và thái giám trong cung Lã phi. Những thợ thủ công ở nơi đã cung cấp thạch tín cũng không thoát khỏi thảm án đoạt mạng. Số người bị giết lên tới xấp xỉ 100 người.
Tưởng rằng mọi chuyện sẽ kết thúc nhưng sau vài năm, Hoàng đế Chu Đệ phát hiện ra một phi tần khác họ Lữ thông gian với một thái giám. Lúc này, Hoàng đế nhận ra có điều gì đó bất thường nên đã cử người điều tra một cách kỹ lưỡng, cuối cùng phát hiện ra Quyền phi không bị đầu độc bởi Lữ Mỹ Nhân mà là do phi tần họ Lữ này.
Điều đáng sợ hơn nữa là ban đầu người này đã lên kế hoạch muốn giết cả Hoàng đế. Phát hiện ra sự thật chấn động này, Chu Đệ đã đem toàn bộ cung nhân trong cung của Lã thị đã bị khép tội mưu phản và xử tử bằng lăng trì.
Màn thảm sát đẫm máu này kéo dài trong 3 ngày liên tiếp trước sự chứng kiến của Hoàng đế. Số người bị giết trong thảm án của Lã thị lên tới 2800 cung nữ và thái giám, đó là chưa kể 100 cung nhân chết oan cùng Lã phi trước đó.
Theo ghi chép trong "Lý triều thực lục", khi các cung nữ bị giết hại, trời đang trong xanh bỗng dưng toàn bộ hoàng cung bị sấm sét bủa vây.
Mọi người trong cung đều vui mừng hy vọng Chu Đệ thấy trời giận dữ mà dừng tay giết người nhưng ông ta vẫn không hề ngưng tay.
Khi đi đánh Mông Cổ lần thứ 5, bất lực khi không thể đuổi theo kẻ địch nhanh nhẹn, Vĩnh Lạc từ bực bội chuyển sang trầm cảm, rồi thành bệnh, cõ lẽ là những cơn đột quỵ nhỏ. Ông băng hà khi đang hành quân về Bắc Kinh vào tháng 8 năm 1424, hưởng dương 64 tuổi. Tin ông mất được giữ kín, cho đến lúc về đến Bắc Kinh mới phát tang. Con trưởng ông là Thái tử Chu Cao Sí lên nối ngôi, tức là Minh Nhân Tông. Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế được chôn cất ở Trường Lăng trong Minh Thập Tam Lăng, phía bắc Bắc Kinh.
Ngay cả khi đã qua đời, ông hoàng này vẫn khiến thêm 30 cung nữ mất mạng. Sau khi ăn cơm xong, những người này bị đưa vào điện đường, tuẫn táng cùng Hoàng đế, tiếng khóc than vang trời.
Thú vui du lịch của Hoàng đế Trung Quốc: Càn Long nổi tiếng ham chơi nhưng cũng không đi nhiều bằng người nàyTags