Bế mạc 'Lễ hội Áo dài TP.HCM': Áo dài thân thuộc, nhưng khác biệt

Thứ Hai, 21/03/2016 09:00 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Có thể nói Lễ hội Áo dài TP.HCM lần 3-2016 đã tạm khép lại cùng đêm chung kết Duyên dáng áo dài 2016 tại Nhà Văn hóa Thanh niên lúc 19h ngày 20/3. Dù có một số dự kiến, kế hoạch đã không thành hiện thực, công tác tổ chức còn vài bất cập, nhưng nhìn chung lễ hội lần này đã có nỗ lực trong việc tái hiện sức sống và sự lan tỏa của áo dài.

Ngoài hội thi Duyên dáng áo dài 2016, có thể nói các ấn tượng khác của lễ hội lần này là màn đồng diễn áo dài của gần 1.000 bạn trẻ trong lễ khai mạc hôm 8/3; đó là triển lãm ảnh Áo dài qua từng thời kỳ tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ; là hành trình du khảo TP.HCM với tà áo dài và xe đạp sáng 20/3.

1.Từ ngày 1/3 đến 31/3, TP.HCM cũng đã khích lệ người dân mặc áo dài và quy định một số cơ quan, ngành nghề mặc áo dài trong công việc hành chính. Tuy nhiên, do đường sá đông đúc và phương tiện đi lại ngày nay có tốc độ cao hơn trước, phương Nam lại nắng nóng nhiều tháng, việc duy trì chiếc áo dài trên người thường xuyên không hề dễ dàng.

Doanh nhân Lê Đình Hùng (còn được gọi Mr Áo dài, người tiên phong mặc áo dài trong mọi hoàn cảnh, kể từ những năm đầu thế kỷ 21) cho rằng phải nghiên cứu chất liệu, tập thói quen thích nghi thì áo dài mới theo mình thường xuyên được.


Một màn hưởng ứng Lễ hội Áo dài TP.HCM lần 3-20106 rất trẻ trung, văn minh

Anh chia sẻ thêm: “Có ý kiến cho rằng tôi đi xe hơi ngồi phòng máy lạnh thì mặc gì không được, nhưng họ đâu biết rằng tôi thường mặc áo dài đi làm bằng xe buýt hoặc xe ôm, rồi cà phê, ăn uống vỉa hè giữa trưa nắng. Ban đầu nhiều người chửi tôi quái đản, ngu xuẩn, nhưng tới Lễ hội Áo dài TP.HCM lần 3-2016 thì tình hình đã khác, vì có quá nhiều đàn ông mặc áo dài đi ra đường”.

Nhà báo Trác Thúy Miêu, cây bút phê bình thời trang, cho rằng đời sống hiện nay năng động, hiện đại, cứ tưởng đó là một cản lối với áo dài, nhưng thực chất nó trở thành cơ hội để áo dài nhập cuộc đổi mới, để nó hóa thân uyển chuyển thêm một lần nữa.

PGĐ Sở Du lịch TP.HCM, ông Phạm Huy Bình cho biết, một trong những điểm nhấn của lễ hội là đã vận động người nước ngoài cùng tham gia, rất vui khi nhiều người đã mặc và tập mặc áo dài trong tháng 3.

Thành công đáng kể nhất của lễ hội có lẽ là hiệu ứng và sức lan tỏa, khi trên đường có nhiều nhóm mặc áo dài mà không vì tham gia bất kỳ chương trình chính thức nào. Sáng 20/3 tại Bưu điện TP.HCM đã có một nhóm hơn 30 thiếu nữ mặc áo dài trắng quần tím đến đây chụp hình và cổ vũ hành trình đạp xe đạp.

2. Mr Áo dài tâm sự rằng, với một doanh nhân tham gia giới giải trí thì sẽ có rất nhiều điểm đến, nếu không có áo dài, anh sẽ nhức đầu với việc sửa soạn trang phục cho phù hợp. “Từ ngày mặc áo dài tôi lợi rất nhiều thời gian, vì sự kiện nào mình cũng mặc nó, khỏi phải suy nghĩ xem có hợp thời trang hay không.

CHÙM ẢNH: Du khảo TP HCM với tà áo dài bằng xe đạp

CHÙM ẢNH: Du khảo TP HCM với tà áo dài bằng xe đạp

Hành trình áo dài Thành phố tôi yêu với chủ đề Áo dài Việt - Du lịch Việt vừa kết thúc tại Nhà Văn hóa Sinh viên (TP.HCM) lúc 10h30 sáng ngày 20/3.


Áo dài có cái hay là vậy, nó hợp thời trang với nhiều hoàn cảnh, thân thuộc mà khác biệt. Nếu không tin cứ thử mà xem, khi bạn mặc áo dài đến một sự kiện đặc biệt, thế nào cũng có nhiều người muốn chụp hình chung hơn những bộ đồ khác”.

Ca sĩ Mai Khôi cũng cho rằng áo dài dễ mặc, quan trọng là người mặc biết chọn kiểu và chất liệu. “Tôi thích áo dài cách tân của nhà thiết kế Chương Đặng là vì vậy, nó gần gũi với cuộc sống và công việc đương thời.

Còn khi bạn chỉ là khách thuần túy, theo nghĩa không cần động tay động chân nhiều, một áo dài mẫu mực sẽ làm cho bạn quý phái hơn. Cứ khi bước vào các buổi tiệc có tính cách quốc tế, nếu mặc áo dài thì ít khi bị hỏi bạn đến từ đâu. Áo dài, không cần may cầu kỳ vẫn đảm bảo sự khác biệt”.

Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›