Chính thức tăng lương cơ sở từ hôm nay 1/7/2019

Thứ Hai, 01/07/2019 17:48 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Điều chỉnh mức tăng lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2019.

Những ai được tăng lương từ 1/7/2019?

Những ai được tăng lương từ 1/7/2019?

Từ 1/7/2019, có 9 đối tượng được tăng lương từ 1.390.000 đồng/tháng hiện nay lên 1.490.000 đồng/tháng, tương đương gần 7,2%.

Mức tăng lương cơ sở qua các năm xem TẠI ĐÂY

9 đối tượng được tăng lương từ 1/7/2019 xem TẠI ĐÂY

Tại Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019.

Giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tăng lương, Tăng lương 2019, Tăng lương cơ sở, Tăng lương cơ bản, Tăng lương cơ sở 2019, Tăng lương cơ bản 2019, Tăng lương lên bao nhiêu, tăng lương cơ sở năm 2019

Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.

Quốc hội cũng giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập, ưu tiên dành nguồn cải cách tiền lương.

Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.

Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do các địa phương quyết định theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Tăng lương, Tăng lương 2019, Tăng lương cơ sở, Tăng lương cơ bản, Tăng lương cơ sở 2019, Tăng lương cơ bản 2019, Tăng lương lên bao nhiêu, tăng lương cơ sở năm 2019

Lương cơ sở

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang:

“1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở”.

Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Do vậy, lương cơ sở là lương mà căn cứ vào đó để tính lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác,… áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp từ trung ương đến địa phương.

Trước đó, mức lương cơ sở năm 2018 là 1,39 triệu đồng áp dụng từ 1/7/2018.

Lương tối thiểu vùng

Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thì lương tối thiểu vùng áp dụng cho những đối tượng sau:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp”.

Theo đó, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất theo vùng mà người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp tại vùng đó được nhận. Khác với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng áp dụng chung cho tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2019 như sau: Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng; vùng II: 3.710.000 đồng/tháng; vùng III: 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 160.000-200.000 đồng/tháng.

Nhi Thảo

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›