(Thethaovanhoa.vn) - CDC Hà Nam công bố, kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân (Phủ Lý) có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9/2021, đến cuối ngày 28/9/2021, Hà Nam đã ghi nhận 225 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.
Riêng trong ngày 28/9/2021, phát hiện 11 trường hợp có kết quả dương tính có địa chỉ thường trú ở các phường: Trần Hưng Đạo, Liêm Chính, Hai Bà Trưng và Lê Hồng Phong (thành phố Phủ Lý) gồm:
1. Bệnh nhân BN770.232, có tên P.T.T, là nữ giới, sinh năm 1978, hiện bệnh nhân đang ở số nhà 243, Nguyễn Viết Xuân, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
2. Bệnh nhân BN770.233, có tên T.N.M.H, là nam giới, sinh năm 2021, hiện bệnh nhân đang ở Tổ dân phố Mễ Nội, phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Là con của BN756.666 và BN756.668.
3. Bệnh nhân BN770.234, có tên P.B.N, là nam giới, sinh năm 1968, hiện bệnh nhân đang ở Tổ 12, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Là chồng BN707.857.
4. Bệnh nhân BN770.235, có tên Đ.C.H , là nam giới, sinh năm 1974, hiện bệnh nhân đang ở số nhà 243, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
5. Bệnh nhân BN770.236, có tên N.T.T.A , là nam giới, sinh năm 2013, hiện bệnh nhân đang ở số nhà 12, Ngõ 2, Lê Duẩn, tổ 1, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
6. Bệnh nhân BN770.237, có tên N.H.Q , là nam giới, sinh năm 2017, hiện bệnh nhân đang ở tổ dân phố Mễ Nội, phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
7. Bệnh nhân BN770.238, có tên L.K.S, là nam giới, sinh năm 1948, hiện bệnh nhân đang ở Tổ 1, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
8. Bệnh nhân BN770.239, có tên N.T.A , là nam giới, sinh năm 2021, hiện bệnh nhân đang ở Tổ 6, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
9. Bệnh nhân BN770.240, có tên V.V.G , là nam giới, sinh năm 1960, hiện bệnh nhân đang ở Tổ 5, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
10. Bệnh nhân BN770.241, có tên P.M.H , là nam giới, sinh năm 1980, hiện bệnh nhân đang ở Tổ 8, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
11. Bệnh nhân BN770.242, có tên N.V.Q , là nam giới, sinh năm 1996, hiện bệnh nhân đang ở Tổ 6, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Có 4.589 ca mắc mới, nhiều địa phương giảm so với ngày trước đó
Như vậy số ca nhiễm mới trong nước giảm 4.759 ca so với ngày trước đó, cụ thể ghi nhận tại 34 tỉnh, thành phố (có 717 ca trong cộng đồng).
Cụ thể: Bình Dương (2.575), Đồng Nai (787), TP. Hồ Chí Minh (377), An Giang (232), Long An (159), Kiên Giang (70), Tây Ninh (55), Cần Thơ (52), Bình Thuận (48), Tiền Giang (38), Khánh Hòa (35), Ninh Thuận (16), Bình Phước (15), Quảng Bình (15), Đắk Lắk (14), Hậu Giang (11), Hà Nam (11), Cà Mau (10), Vĩnh Long (8 ), Trà Vinh (7), Đồng Tháp (7), Hà Nội (6), Đắk Nông (5), Bình Định (5), Quảng Ngãi (5), Quảng Trị (4), Phú Yên (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Quảng Ninh (2), Bến Tre (2), Quảng Nam (2), Đà Nẵng (2), Bắc Giang (1), Bạc Liêu (1).
Ngoài ra, trong 24 giờ qua, TP. Hồ Chí Minh thực hiện xét nghiệm tầm soát cộng đồng bằng kỹ thuật test nhanh kháng nguyên tại vùng nguy cơ cao và nguy cơ rất cao, kết quả ghi nhận 3.417 trường hợp dương tính với test kháng nguyên nhanh.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-1.218), Long An (-31), Tây Ninh (-25). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (171), An Giang (101), Bình Thuận (16).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 9.020 ca/ngày.
TKể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 770.640 ca nhiễm, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.830 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 766.110 ca, trong đó có 554.762 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. + Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Lạng Sơn. + Có 06 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (376.171), Bình Dương (206.564), Đồng Nai (47.070), Long An (32.211), Tiền Giang (13.883).
Có 533.275 ca F0 đã được công bố khỏi bệnh
Bộ Y tế cho biết, từ 17 giờ ngày 26/9 đến 17 giờ ngày 27/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 9.362 ca mắc mới; trong đó 20 ca nhập cảnh; 9.342 ca ghi nhận trong nước (giảm 669 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố. Trong số này có 4.453 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Thành phố Hồ Chí Minh (giảm 987 ca), Đồng Nai (giảm 130 ca), Bình Phước (giảm 26 ca). Các tỉnh ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (tăng 461 ca), An Giang (tăng 50 ca), Tây Ninh (tăng 43 ca). Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 10.035 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 766.051 ca mắc, đứng thứ 44/222 quốc gia và vùng lãnh thổ; với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.783 ca mắc).
Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 761.527 ca, trong đó có 533.275 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Cũng trong ngày 27/9, đã có 10.528 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi là 538.454 trường hợp.
Tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 174 ca tử vong, trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh (122 ca); Bình Dương (32 ca); Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai (đều 4 ca); Cần Thơ (3 ca); Đồng Tháp (2 ca); Tiền Giang, Bình Thuận, Đà Nẵng (đều 1 ca). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 208 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 18.758 ca, chiếm 2,4% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,0%).
Ngày 27/9, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ tiếp nhận 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ cho Việt Nam.
Tối 26/9, lô 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca do Chính phủ Đức viện trợ qua cơ chế song phương đã được vận chuyển về đến sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến nay, khoản viện trợ vaccine và trang thiết bị y tế của Chính phủ Đức là sự hỗ trợ lớn nhất của một nước thành viên EU đối với Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam sẽ đưa lô vaccine này vào sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hệ thống tiêm chủng VNVC tiếp tục bàn giao 1.317.500 liều vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế. Như vậy, chỉ trong 4 tuần của tháng 9/2021, đơn vị này đã bàn giao hơn 5 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Bộ Y tế, kịp thời tăng cường cho Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phòng, chống dịch.
Linh hoạt các biện pháp kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 sau ngày 30/9
Chiều 27/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã làm việc với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về dự thảo Chỉ thị Điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố sau ngày 30/9.
Dự thảo Chỉ thị xác định, bắt đầu từ 00 giờ 00, ngày 1/10/2021, Thành phố thực hiện từng bước nới lỏng giãn cách xã hội tương ứng với cấp độ được đánh giá theo Hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19” của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đều tán thành việc Thành phố chủ động đề xuất dự thảo Chỉ thị Điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày 30/9. Tuy nhiên, các ý kiến cũng chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn khiến cho dịch có thể diễn biến phức tạp, như: việc người dân từ Thành phố trở về nhà dễ lây lan dịch bệnh tại các địa phương; việc ùn tắc tại các chốt của ngõ ra vào Thành phố; người dân ở các tỉnh, thành trở về Thành phố trong khi tỷ lệ tiêm vaccine ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long còn hạn chế...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng để tiếp tục giải quyết những khó khăn trên, Thành phố phải tính đến việc tác động liên vùng, phải đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, chủ trì cuộc họp với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long để thống nhất biện pháp giải quyết tình huống ùn ứ khi Thành phố Hồ Chí Minh nới lỏng.
Thành phố cũng phải tính đến việc lo đồng bộ việc làm, nơi ở, an sinh và vaccine để “giữ chân” người lao động từ các địa phương ở lại Thành phố làm việc; tuyên truyền để bà con hiểu đây cũng là biện pháp tốt để mọi người không mang “cái khó khăn” về gia đình và địa phương; đồng thời phải gắn trách nhiệm trong việc phòng, chống dịch đối với mỗi người lao động, doanh nghiệp.
Sau nới lỏng nên có hướng dẫn việc duy trì trạm y tế lưu động; tăng cường kiểm soát các chốt ra vào tỉnh; đảm bảo nới lỏng an toàn từng bước chắc chắn, với mục tiêu là phải kiểm soát được dịch bệnh; mở sản xuất để phục hồi kinh tế, nhưng người dân vẫn phải thực hiện tốt phòng, chống dịch; lập bản đồ tới từng khu phố để quản lý dịch bệnh tới từng hộ gia đình... Thành phố cần tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện, sớm công bố Chỉ thị.
Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng Hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19 trên cơ sở tham khảo tài liệu, kinh nghiệm của hơn 40 quốc gia trên thế giới thực hiện “mở cửa”. Hướng dẫn bao gồm các chỉ số để đánh giá và các biện pháp thực hiện theo các cấp độ nguy cơ; theo hướng dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp khi triển khai tại cấp xã, phường, thị trấn; bám sát việc triển khai theo hệ thống chính trị để có sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt trong tổ chức thực hiện.
- TP HCM kiểm soát lây nhiễm và điều trị F0 đạt kết quả khả quan
- Hà Nội tiếp tục duy trì 55 chốt kiểm soát dịch Covid-19
- Camera đọc mã QR tại các chốt kiểm soát: Tự động kiểm tra chỉ mất 2-5 giây
Những tính hiệu tích cực
Tỷ lệ mắc mới trong cộng đồng giảm mạnh, số ca tử vong giảm, số bệnh nhân được xuất viện tăng... là những tín hiệu tích cực trong công tác kiểm soát lây nhiễm, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh những ngày qua.
Ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố hiện đang điều trị 38.659 bệnh nhân. Mặc dù số ca mắc mới vẫn ở mức 3.000 - 4000 ca/ngày do Thành phố đang tích cực xét nghiệm, nhưng các chỉ số về điều trị cho bệnh nhân COVID-19 những ngày gần đây đều rất khả quan. Cụ thể, số ca nhập viện trong ngày 26/9 đã thấp hơn số ca được xuất viện, số ca bệnh nặng phải chuyển tầng điều trị giảm, số ca tử vong cũng giảm, hiện ở mức 120 người/ngày.
Hai bệnh viện cấp quận, huyện là Bệnh viện Đa khoa Quận 7 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi đã chuyển dần các bênh nhân COVID-19 sang các bệnh viện dã chiến khác tiếp tục điều trị, từng bước “xanh hóa” bệnh viện và có thể khôi phục chức năng khám chữa bệnh thông thường từ đầu tháng 10. Với tín hiệu số lượng bệnh nhân COVID-19 phải cách ly tập trung, điều trị tại bệnh viện giảm xuống, Thành phố sẽ xem xét thu gọn các bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến quận/huyện đang thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng sẽ sớm được khôi phục chức năng để tiếp nhận khám chữa bệnh thông thường cho người dân.
Chiều 27/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng họp bàn về các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Ông Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng cho biết, xét theo tiêu chí kiểm soát dịch của QĐ 3989/QĐ – Bộ Y tế, số ca mắc mới tại cộng đồng của Đà Nẵng đang có xu hướng giảm liên tục so với hai tuần liền kề trước đó nên tiêu chí này đạt theo quy định. Về số mẫu xét nghiệm dương tính/số người lấy mẫu bằng phương pháp RT-PCR trong ngày cũng có xu hướng giảm liên tục tại cộng đồng trong vòng 14 ngày gần đây, tiêu chí này đạt theo quy định. Tiêu chí giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ và tiêu chí tăng tối thiểu 30% huyện, xã ở mức bình thường mới, hai tiêu chí này đều đạt. Riêng tiêu chí trong 7 ngày địa bàn không ghi nhận thêm chuỗi, chùm ca bệnh lây mới thì chưa đạt do có 2 chuỗi, chùm ca bệnh mới.
Chiều 27/9, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 11765/UBND-KGVX về việc tăng cường biện pháp yêu cầu xét nghiệm COVID-19 thần tốc đạt 100% trong cộng đồng. UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Y tế - Trung tâm Chỉ huy điều hành, phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai theo dõi, đôn đốc, tăng cường hỗ trợ, phối hợp giữa các địa phương nhằm xét nghiệm thần tốc trên địa bàn đạt đạt tỷ lệ 100% theo thời gian đã quy định. Mục tiêu của tỉnh khi triển khai xét nghiệm thần tốc COVID-19 tại các vùng nguy cơ cao là để kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị cho lộ trình trở lại bình thường mới.
Nhiều thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cho rằng, tới đây Đồng Nai cho phép người lao động hàng ngày đi làm và trở về nhà bằng phương tiện cá nhân hoặc đưa đón tập trung, cơ quan chức năng cần đề ra giải pháp quản lý chặt số lao động này, thực hiện nghiêm túc “1 cung đường, 2 điểm đến”. Mở rộng, bổ sung đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết 68, bởi trên địa bàn tỉnh có rất đông lao động mất việc làm, không có thu nhập trong nhiều tháng qua nhưng chưa được hỗ trợ.
Đến nay, Đồng Nai ghi nhận hơn 46.000 ca mắc COVID-19, trong đó có gần 25.000 người đã khỏi bệnh. Tỉnh đang thực hiện kế hoạch từng bước mở cửa sau nhiều tháng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16...
Từ ngày 28/9, Hà Nội cho phép thực hiện một số hoạt động, cho phép thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người, các trung tâm thương mại được phép hoạt động trở lại (riêng các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về); các cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa nhưng phải đảm bảo quy định phòng, chống dịch.
Thảo Nhi - P.V/TTXVN. Ảnh: TTXVN phát
Tags