(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Tiếp tục cập nhật
Đà Nẵng tiếp tục giãn cách xã hội từ 8 giờ ngày 5/9
Chiều 3/9/2021, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 2905/QĐ-UBND, theo đó từ 8 giờ ngày 5/9/2021 thành phố tiếp tục giãn cách xã hội, thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.
Vượt ngưỡng 126.000 ca mắc, Bình Dương cấp thẻ thông hành mới từ ngày 5/9
Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 126.408 ca mắc COVID-19; 1.014 bệnh nhân tử vong. Trước tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, khó lường, UBND tỉnh Bình Dương đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp thẻ thông hành mới thay thế các loại giấy thông hành cũ kể từ ngày 5/9.
Thần tốc tiêm vaccine
Để đạt mục tiêu đến ngày 15/9/2021 đưa tỉnh trở lại trạng thái “bình thường mới”, Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 nhằm tăng độ bao phủ miễn dịch cộng đồng, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Chỉ tiêu đặt ra là phấn đấu tiêm 250.000 liều vaccine/ngày.
Cụ thể, đến nay tỉnh đã tiêm 1.063.054 liều vaccine cho người dân (gồm 1.017.741 mũi 1 và 45.313 mũi 2); đang dồn toàn lực thần tốc tiêm nhanh nhất có thể 1 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm cho người dân và công nhân tại các doanh nghiệp.
Trong hai ngày triển khai, số lượng vaccine phân bổ xuống các huyện, thị, thành phố đều được triển khai tiêm thuận lợi, người dân đến điểm tiêm vaccine xếp hàng cả ngày lẫn đêm để đến lượt tiêm. Chỉ riêng tại thành phố Thủ Dầu Một, chỉ trong 2 ngày đã có gần 30.000 liều vaccine Vero Cell đã tiêm cho người dân được an toàn. Thành phố Dĩ An có 22.000 liều đã tiêm xong cho dân; huyện Bàu Bàng hơn 23.000 liều vaccine Vero Cell đã tiêm, đạt gần 84% theo kế hoạch.
Cấp thẻ thông hành mới
Ngày 3/9, UBND tỉnh Bình Dương có văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc cấp thẻ thông hành mới thay thế các giấy quy định cũ kể từ ngày 5/9.
Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 5/9, tỉnh Bình Dương quy định về cấp Thẻ thông hành cho các đối tượng là nhân viên giao hàng, phục vụ của hệ thống phân phối; nhân viên làm việc liên quan xuất, nhập khẩu hàng hóa; nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch; nhân viên các cơ sở sản xuất thực phẩm, các cơ sở cung ứng suất ăn công nghiệp; nhân viên các ngành phục vụ sản xuất, cửa hàng xăng dầu, gas, các nhà thuốc; lực lượng cung ứng dịch vụ công ích, xây dựng, lắp đặt, bảo trì công trình, trang thiết bị; nhân viên ngân hàng, điện lực, cấp thoát nước, công ty cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, công ty dịch vụ vệ sinh, môi trường, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ; nhân viên thực hiện công tác kiểm dịch động, thực vật; nhân viên khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cách ly y tế và lực lượng phòng, chống dịch do cấp huyện, cấp xã trưng dụng; lực lượng hỗ trợ, cứu trợ phòng, chống dịch COVID-19 (bao gồm tiểu thương chợ truyền thống hỗ trợ cung ứng hàng hóa); người đi mua hàng thiết yếu hoặc người đi chợ thay; người đi khám chữa bệnh định kỳ, người dân về quê theo Kế hoạch. Ngoài những đối tượng này, các cơ quan chức năng không tổ chức cấp cho bất cứ đối tượng nào khác.
Tỉnh giao việc cấp Thẻ thông hành gồm: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; một số sở, ngành, đơn vị chức năng theo lĩnh vực dịch vụ thiết yếu; UBND cấp huyện, UBND cấp xã (đối với các trường hợp nhân viên lĩnh vực dịch vụ cư trú trên địa bàn).
Các điều kiện khi lưu thông qua các chốt kiểm soát đối với người được cấp Thẻ thông hành: phải có Thẻ thông hành được cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức cấp; giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính (có hiệu lực trong vòng 72 giờ); giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Những trường hợp không cần cấp thẻ thông hành: Lực lượng Công an, Quân sự, Y tế; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (công tác tại các sở, ban, ngành, các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đơn vị sự nghiệp); thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp; lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19; người dân đi tiêm vắc xin; các trường hợp đi khám, chữa bệnh; các trường hợp trong tình thế cấp bách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng do cá nhân tự di chuyển như cấp cứu người bị thương, bị bệnh, phụ nữ mang thai đến ngày sinh.
Điều kiện khi lưu thông qua các chốt kiểm soát đối với người không cần cấp Thẻ thông hành: Thẻ cán bộ, công chức, nhân viên; giấy xác nhận nhân viên cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xác nhận thể hiện cung đường, điểm đến (bản chính, dấu đỏ); Giấy Chứng minh ngành Công an, Quân sự (khi mặc thường phục), Giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Đối với người dân đi xét nghiệm hoặc tiêm vaccine có tin nhắn báo lịch xét nghiệm, lịch tiêm hoặc giấy báo mời tiêm kèm theo Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; các trường hợp đi khám, chữa bệnh phải có Sổ khám bệnh hoặc bệnh án đang điều trị để trình cho lực lượng tại chốt kiểm soát. Ngoài ra, những trường hợp trong tình thế cấp bách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng do cá nhân tự di chuyển như cấp cứu người bị thương, bị bệnh, phụ nữ mang thai đến ngày sinh thì lực lượng tại các chốt kiểm soát xem xét tình hình cụ thể để xem xét giải quyết cho phù hợp.
Thẻ thông hành do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đỏ cấp thì chỉ có hiệu lực áp dụng trên địa bàn địa phương vùng đỏ; do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng vàng cấp thì chỉ có hiệu lực áp dụng trên địa bàn địa phương vùng vàng; do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng xanh cấp thì chỉ có hiệu lực áp dụng trên địa bàn địa phương vùng xanh. Giấy đi đường do UBND phường, xã, thị trấn cấp có hiệu lực liên phường, xã, thị trấn trong nội bộ huyện, thị, thành phố.
Đối với các trường hợp không cần cấp Thẻ thông hành thì xác định phạm vi lưu thông theo giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp đó (trừ các trường hợp người dân đi tiêm vắc xin, khám chữa bệnh được lưu thông theo nơi đến). Đối với các xe thuộc luồng xanh, phải tuân thủ quy định của Bộ Giao thông vận tải và đảm bảo quy định về phòng, chống dịch.
Hà Nội có 58 ca dương tính trong 24 giờ qua, riêng phường Thanh Xuân Trung đến nay ghi nhận 421 ca
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 12h đến 18h ngày 3/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 15 ca nhiễm mới, trong đó có 13 ca tại khu cách ly và 2 ca tại khu vực phong tỏa.
Các ca mắc mới phân bố tại 3 quận, huyện: Thanh Xuân (13), Thanh Trì (1), Hoàn Kiếm (1) và phân bố theo chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng.
Như vậy, tính từ 18h ngày 2/9 đến 18h ngày 3/9, Hà Nội ghi nhận 58 bệnh nhân (BN).
15 BN thuộc chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng.
11 BN ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, chủ yếu sống ở ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi. Các BN này đều được phát hiện ở khu cách ly. Họ được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 2-9 và kết quả dương tính. Như vậy, tính từ ngày 23-8 đến chiều 3-9, phường Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 421 ca mắc.
1 BN ở xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì: N.T.K, nữ, sinh năm 1959, là F1 của BN N.K.M. BN đã được cách ly từ ngày 27-8, ngày 1-9 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
1 BN ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm: P.Q.T, nam, sinh năm 1979, là F1 (con) của BN P.Đ.T. BN này được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang từ ngày 10-8 (đi chăm con là BN P.T.M). Ngày 17-8, BN được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
2 BN ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân: P.T.H, nữ, sinh năm 1967; Đ.M.H, nam, sinh năm 1969 là hàng xóm và chồng của BN Đ.H.H. Ngày 2-9, họ được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27-4 đến nay) là 3.424 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.559 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.865 ca.
Thêm 14.922 ca mắc, riêng TP.HCM có đến 8.499 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 3/9 của Bộ Y tế cho biết, có 14.922 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM đã 8.499 ca, thứ 2 là Bình Dương với 3.676 ca. Trong ngày có 11.344 ca khỏi.
Thông tin các ca mắc mới COVID-19
- Tính từ 17h ngày 02/9 ĐÊN 17h ngày 03/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.922 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 14.894 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (8.499), Bình Dương (3.676), Đồng Nai (986), Long An (564), Tây Ninh (267), Tiền Giang (154), Kiên Giang (104), Đồng Tháp (82), Đà Nẵng (81), Bình Thuận (75), An Giang (62), Khánh Hòa (61), Hà Nội (58), Bà Rịa - Vũng Tàu (39), Nghệ An (37), Quảng Ngãi (24), Phú Yên (19), Bình Định (17), Thanh Hóa (15), Cần Thơ (10), Gia Lai (10), Đắk Nông (9), Bình Phước (8 ), Vĩnh Long (8 ), Trà Vinh (5), Hà Tĩnh (5), Bến Tre (5), Cà Mau (4), Quảng Nam (3), Nam Định (2), Bạc Liêu (2), Bắc Ninh (1), Hậu Giang (1), Bắc Giang (1) trong đó có 9.275 ca trong cộng đồng.
- Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.708 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 2.536 ca, Bình Dương giảm 828 ca, Đồng Nai tăng 183 ca, Long An giảm 19 ca, Tây Ninh tăng 205 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 501.649 ca nhiễm, đứng thứ 53/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.103 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 497.391 ca, trong đó có 267.894 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (241.084), Bình Dương (126.408), Đồng Nai (26.314), Long An (23.785), Tiền Giang (10.290).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 11.344
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 270.668
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.491 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.122
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.295
- Thở máy không xâm lấn: 179
- Thở máy xâm lấn: 867
- ECMO: 28
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 338 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (250), Bình Dương (44), Cà Mau (30), Đồng Tháp (5), Hà Nội (2), Đắk Lắk (2), Tiền Giang (2), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Khánh Hòa (1).
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 715.672 xét nghiệm cho 1.223.119 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 16.063.195 mẫu cho 37.033.557 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COIVD-19
Trong ngày 02/9 có 283.221 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 20.831.478 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.872.356 liều, tiêm mũi 2 là 2.959.122 liều.
Từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, Hà Nội phân 3 vùng phòng, chống dịch
Thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, thành phố sẽ bắt đầu thực hiện phân theo 3 vùng để tăng cường phòng, chống dịch COVID-19. Việc phân vùng căn cứ vào các yếu tố nguy cơ của dịch, đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất, trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý, các con sông, kênh nước để tăng cường phòng, chống dịch, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt.
Theo đó, phân vùng 1 là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hiện là vùng đỏ, nhiều đối tượng nguy cơ cao, gồm toàn bộ địa giới hành chính 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. Các đơn vị hành chính thuộc phân vùng 1 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu ở đó”, “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam”.
Về giao thông kết nối vùng 2, vùng 3, có 53 đường qua sông, kênh, trong đó đóng cứng 30 đường kết nối không thuận lợi cho giao thông và lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí. Lực lượng liên ngành tham gia chốt do Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng quân đội, thanh tra giao thông, y tế, chính quyền địa phương thực hiện trực 24/24h.
Thành phố yêu cầu các quận, huyện trong phân vùng 1 chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu; đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, đặc biệt tại các khu cách ly, phong tỏa; thực hiện tốt an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, giúp người dân an tâm phòng, chống dịch; tăng cường đội ngũ shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu theo đơn đặt hàng của người dân. Đối với các quận có ít hệ thống phân phối sẽ bổ sung thêm các hình thức lưu động.
Phân vùng 2 phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với phân vùng 1, gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Tại khu vực nguy cơ cao “vùng vàng” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” điều chỉnh theo nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng cho phù hợp với cơ chế vận hành các khu vực đô thị, sản xuất công nghiệp theo mô hình mỗi cơ sở sản xuất là một pháo đài chống dịch hỗ trợ khu vực vùng 1 bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch của địa phương.
Các địa phương thuộc phân vùng 2 đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn, có thể chia thành phân khu trong phân vùng để tổ chức thực hiện đảm bảo “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” trong vùng 2 cho các khu công nghiệp lớn vận hành thuận lợi.
Phân vùng 3 là vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp, gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Theo đặc điểm từng phân khu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, áp dụng theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ khu vực vùng 1 bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch của địa phương.
Thành phố Hà Nội cũng quy định về cơ chế vận hành liên phân vùng với mục tiêu siết chặt phân vùng 1; kiểm soát luồng ra khỏi phân vùng 1 sang phân vùng 2 và phân vùng 3; đảm bảo chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng liên phân vùng để không đứt gẫy sản xuất và tiêu thụ thông qua xét nghiệm thường xuyên theo cơ chế kết hợp công - tư; giảm thiểu tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực kinh phí xét nghiệm khi có nhu cầu di chuyển liên vùng; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các quận, huyện, thị xã quyết định việc phòng, chống dịch bệnh tại phân vùng 2 và phân vùng 3.
Theo nhận định của thành phố Hà Nội, sau 3 đợt giãn cách và đặc biệt sau các đợt xét nghiệm diện rộng vừa qua, dịch tập trung ở các quận nội thành và có sự lây lan mạnh. Trong khi đó các quận, huyện khác đã giảm nguy cơ. Tuy nhiên, nới lỏng giãn cách theo địa giới hành chính trong khu vực mật độ dân cư cao là khó khả thi.
Để không phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội toàn thành phố, cũng làm giảm áp lực an sinh, sản xuất và áp lực lên hệ thống chính quyền các cấp, thành phố quyết định các mực độ giãn cách cụ thể theo phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất.
Việc phân vùng cũng sẽ hình thành các lớp để ngăn chặn dịch lây lan và tập trung nhân lực, vật lực để phòng, chống dịch ở khu vực nguy cơ cao, đồng thời tập trung có trọng tâm để xử lý những đối tượng, khu vực có nguy cơ cao.
Hà Nội phong tỏa tạm thời chợ Bách Khoa
Trưa 3/9/2021, ngay khi có thông tin ca nghi nhiễm COVID-19 là tiểu thương chợ Bách Khoa (phường Bách Khoa), lực lượng chức năng quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã tiến hành phong tỏa tạm thời chợ, đồng thời tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV 2 cho toàn bộ tiểu thương và người có liên quan đến chợ.
Hà Nội thêm 30 ca dương tính, trong đó có 5 ca cộng đồng tại 3 quận, huyện
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 6h đến 12h ngày 3-9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 30 ca nhiễm mới, trong đó có 5 ca tại cộng đồng; 18 ca tại khu cách ly và 7 ca tại khu vực phong tỏa.
Các ca mắc mới phân bố tại 6 quận, huyện: Thanh Xuân (13), Thanh Trì (6), Đống Đa (5), Hai Bà Trưng (4), Hoàng Mai (1), Đan Phượng (1) và phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng (5); chùm F1 của các trường hợp ho, sốt cộng đồng (23); chùm liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh (2).
Như vậy, tính từ 18h ngày 2-9 đến 12h ngày 3-9, Hà Nội ghi nhận 43 bệnh nhân (BN).
Thông tin cụ thể 30 ca mắc mới ghi nhận như sau:
5 BN thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng:
BN1: N.Đ.Y, nam, sinh năm 1995, ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa. BN là nhân viên chuyển phát nhanh. Ngày 27-8, BN xuất hiện ho, hắt hơi, sổ mũi. Ngày 1-9, BN được Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu gộp đối tượng nguy cơ cao, kết quả nghi ngờ. Ngày 2-9, BN được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
BN2: T.A.T, nam, sinh năm 1957, ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Ngày 1-9, BN thấy đau mỏi người. Ngày 2-9, BN đến Bệnh viện Thiên Đức làm xét nghiệm test nhanh dương tính. Sau đó, BN được lấy mẫu khẳng định, kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
BN3: N.T.T, nam, sinh năm 2002, ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Ngày 27-8, BN xuất hiện sốt, ho đờm, đau rát họng. Ngày 2-9, BN được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
BN4: N.T.H, nữ, sinh năm 1984, ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Ngày 1-9, BN xuất hiện sốt, đau đầu, ho, đau rát họng. Ngày 2-9, BN được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
BN5: P.T.Đ.T, nữ, sinh năm 1964, ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Ngày 26-8, BN xuất hiện sốt, ho, đau rát họng, tức ngực. Ngày 2-9, BN được lấy mẫu kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
23 BN thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng:
12 BN ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Các BN chủ yếu sống ở ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, được phát hiện dương tính ở khu phong tỏa, hoặc khu tái định cư A1 Kim Giang. Như vậy, tính từ ngày 23-8 đến trưa 3-9, phường Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 410 ca mắc.
1 BN ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân: H.T.L.H, nữ, sinh năm 1968, là F1 của H.T.H, tiếp xúc lần cuối ngày 26-8. Ngày 27-8, BN được lấy mẫu lần 1 âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 2-9, BN được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
4 BN ở phường Thổ Quan, Văn Miếu và Cát Linh (quận Đống Đa): V.N.T, nam, sinh năm 1994; L.M.H, nữ, sinh năm 1990; N.T.T, nữ, sinh năm 1942; Đ.T.V, nữ, sinh năm 1984; đều sống trong khu vực phong tỏa hoặc đã được cách ly tập trung. Sau đó, họ được xét nghiệm RT- PCR có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
2 BN ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì: P.T.M.H, nữ sinh năm 1979, là F1 (công nhân may công ty, làm cùng phân xưởng cách 2m) của BN N.T.T.H. Ngày 29-8 xuất hiện đau mỏi người, sốt, sổ mũi. Ngày 2-9, chị H được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính. BN còn lại là P.Q.C, nam, sinh năm 1945, là F1 (bố) của BN P.T.M.H. Ngày 31-8, BN xuất hiện ho, đau họng. Ngày 2-9, BN được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
2 BN ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì: T.T.T, nữ, sinh năm 1991, là F1 của BN V.V.C, được cách ly từ ngày 21-8 và xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 1-9, T xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện). Người còn lại là Đ.T.D, nam, sinh năm 1988, là F1 của BN P.V.T (làm cùng công ty Vintras, khác bộ phận và có tiếp xúc gần ngày 30-8). Ngày 2-9, BN được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
1 BN ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng: Đ.C.M, nam, sinh năm 1999, là F1(cùng xóm trọ) với BN N.V.V, họ có tiếp xúc lần cuối ngày 30-8. Sau đó, M đã xét nghiệm lần 1 âm tính và chuyển đi cách ly tập trung. Ngày 2-9, M xuất hiện sốt cao, đau mỏi người, đau họng và ho được xét nghiệm lần 2 kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
1 BN ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng: N.V.L, nam, sinh năm 1965, là F1(chồng) của Đ.T.N, đã được xét nghiệm lần 1 âm tính và chuyển đi cách ly tập trung. Ngày 2-9, BN xuất hiện sốt được làm test nhanh dương tính, lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR kết quả dương tính.
2 BN thuộc chùm liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh:
BN1: L.Q.V, nam, sinh năm 1964, ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. BN là F1 (bố) của BN N.T.H, tiếp xúc lần cuối ngày 22-8. Ngày 24-8, BN được lấy mẫu lần 1 âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 2-9, BN xuất hiện mệt mỏi, đau mỏi cơ, được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính.
BN2: P.V.N, nam, sinh năm 1959, ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì. BN là F1 của Đ.T.M. Ngày 1-9, BN được lấy mẫu lần 1 kết quả âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 2-9, BN xuất hiện ho, đau rát họng, đau mỏi cơ, giảm vị giác, được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (CDC Hà Nội thực hiện).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4 đến nay) là 3.409 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.559 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.850 ca.
Từ nay đến 15/9, khu vực nguy cơ cao, rất cao xét nghiệm tại nhà/hộ gia đình ít nhất 3 lần
Bộ Y tế vừa ban hành Công điện số 1305/CĐ-BYT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường với sự lây lan mạnh mẽ của biến chủng Delta tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.
Trong nước, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; tại một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, cùng với đó vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh trong cộng đồng.
Nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để khoanh vùng, cách ly, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát, Bộ Y tế đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách. Tiếp tục tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ để đảm bảo giá trị và tiến độ xét nghiệm.
Đến ngày 15/9/2021, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao: lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần); lấy mẫu đơn kháng nguyên nhanh hoặc lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình;
Tại các khu vực có nguy cơ và các khu vực khác: lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình;
Thực hiện nghiêm các nội dung theo Công điện 1068/CĐ-TTg ngày 05/8/2021, Công điện 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021 và Công điện 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện 1168/CĐ-BYT ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, trong đó đặc biệt lưu ý việc đánh giá tình hình dịch để phân loại các khu vực theo mức độ nguy cơ để triển khai thực hiện việc xét nghiệm thần tốc.
Tiếp tục xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
Thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động (là các trường hợp có nguy cơ cao) tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cung cấp dịch vụ thiết yếu.
Xem xét, tổ chức thực hiện việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế.
Trong hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động sàng lọc, giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của cơ quan y tế và trả kết quả xét nghiệm chậm nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Áp dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp.
Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồng để có biện pháp đáp ứng khoanh vùng, cách ly kịp thời, không để lây lan cộng đồng.
Thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu toàn bộ hoặc đại diện thành viên nhà ở, hộ gia đình, trong phòng là người có tần suất tiếp xúc nhiều bên ngoài (thuộc nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nhân viên ngân hàng, tiếp thị, người làm việc trong chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, người giao hàng...) và người sống ở khu vực nguy cơ tập trung đông người nguy cơ cao (nhà trọ, khu dân cư mật độ dân số cao...).
Thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động (là các trường hợp có nguy cơ cao) tại các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cung cấp dịch vụ thiết yếu.
Tần suất lấy mẫu trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện theo văn bản số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021.
Tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, khu công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng.
Tiền Giang tiếp tục chiến dịch xét nghiệm tầm soát diện rộng
Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, là địa phương nằm trong nhóm tỉnh có số ca mắc và tử vong cao ở phía Nam. Tính đến ngày 2/9, toàn tỉnh ghi nhận 10.684 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó đã điều trị khỏi bệnh 5.605 trường hợp và có 252 trường hợp tử vong.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang Trần Thanh Thảo cho biết, tranh thủ thời gian kéo dài giãn cách xã hội đến ngày 15/9, địa phương đang đẩy mạnh chiến dịch xét nghiệm tầm soát diện rộng nhằm tách F0 ra khỏi cộng đồng, nâng cao hiệu quả điều trị và phòng, chống dịch COVID-19, đưa tỉnh sớm trở lại trạng thái bình thường mới, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Trần Thanh Thảo, trong đợt 1 của chiến dịch từ ngày 18/8 đến ngày 30/8/2021, toàn tỉnh đã lấy 457.601 mẫu gộp xét nghiệm trong đó phát hiện 1.552 mẫu gộp dương tính với SARS-CoV-2. Tiền Giang đang tiếp tục triển khai đợt 2, tính đến ngày 2/9, đã lấy được 83.118 mẫu gộp xét nghiệm, phát hiện 218 mẫu gộp dương tính với SARS-CoV-2.
Để đạt kết quả của chiến dịch xét nghiệm tầm soát đợt 2, đặc biệt là lấy mẫu tầm soát trên diện rộng tại những nơi có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ và bình thường mới, Tiền Giang tăng cường năng lực xét nghiệm của các cơ sở y tế trong tỉnh. Trong những ngày tới, tỉnh tiếp tục triển khai xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công. Đồng thời, tỉnh bố trí thêm nhân lực, chuẩn bị triển khai thêm hệ thống xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang.
Thành phố Mỹ Tho hiện là “điểm nóng” về COVID-19 ở tỉnh Tiền Giang. Tính đến ngày 2/9, qua sàng lọc trên địa bàn đã phát hiện 5.110 ca F0, trong đó đã điều trị khỏi bệnh 1.560 trường hợp, 133 trường hợp tử vong.
Chánh Văn phòng UBND thành phố Mỹ Tho Phạm Văn Hiếu cho biết, để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, phục vụ công tác tầm soát, sàng lọc và tách F0 ra khỏi cộng đồng, từ ngày 19/8/2021, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Mỹ Tho đã quyết định phong tỏa toàn bộ thành phố. Sau 10 ngày phong tỏa, sàng lọc, qua xét nghiệm diện rộng, địa phương đã phát hiện 1.142 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, thành phố quyết định tiếp tục phong tỏa từ ngày 29/8/2021 cho đến khi có thông báo mới nhằm phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm tầm soát diện rộng SARS-CoV-2 đợt 2.
Cùng với đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát COVID-19, Tiền Giang chú trọng tập trung khâu điều trị, phân tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường năng lực điều trị tích cực các ca nặng, nguy kịch nhằm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và có thêm nhiều bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện. Tỉnh đã thành lập 7 bệnh viện dã chiến cùng với Bệnh viện Truyền nhiễm số 6 (Bộ Quốc phòng) và Trung tâm Hồi sức bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn, có tổng quy mô 7.110 giường bệnh, đang tập trung thu dung, điều trị, cứu chữa cho các bệnh nhân COVID-19 nặng. Ngoài ra, còn có mạng lưới bệnh viện tuyến tỉnh và các Trung tâm y tế tuyến huyện với tổng quy mô 190 giường bệnh, phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ, giảm tải cho các bệnh viện dã chiến hiện có.
Công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 đang được tỉnh tiến hành rất khẩn trương. Từ khi triển khai đến nay, Tiền Giang đã có 289.215 người được tiêm phòng, trong đó lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch cơ bản đều được tiêm vaccine phòng COVID-19 kịp thời.
Nghệ An ghi nhận 7 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó 4 ca là F1 đã cách ly
Sáng 3/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An thông tin: Trong 12 giờ qua (từ 18h00 ngày 02/9 đến 06h00 ngày 03/9), Nghệ An ghi nhận 7 ca dương tính mới với Covid-19. Trong đó, có 3 ca cộng đồng tại huyện Diễn Châu và 4 ca là F1 đã được cách ly trước đó.
Các địa phương ghi nhận ca dương tính mới trong 12 giờ qua gồm: Diễn Châu: 03, TP Vinh: 02, Yên Thành: 02... Các ca nhiễm vẫn tập trung tại địa bàn điểm nóng về dịch Covid-19 ở tỉnh.
Như vậy, tính từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1.601 bệnh nhân (BN) mắc Covid-19 ở 21 địa phương: TP Vinh: 560, Yên Thành: 191, Quỳnh Lưu: 146, Diễn Châu: 136, Nam Đàn: 71, Cửa Lò: 71, Nghi Lộc: 63, Kỳ Sơn: 62, Hưng Nguyên: 56, Quế Phong: 40, Đô Lương: 40, Tương Dương: 29, Tân Kỳ: 24, Nghĩa Đàn: 23, Hoàng Mai: 22, Con Cuông: 16, Thanh Chương: 16, Quỳ Hợp: 14, Anh Sơn: 14, Thái Hòa: 06, Quỳ Châu: 01.
Lũy tích số BN điều trị đã khỏi bệnh, ra viện, chuyển tuyến trên: 500 BN. Lũy tích số BN tử vong: 05. Số BN hiện đang điều trị: 1.096 BN.
Về công tác xét nghiệm (XN), trong 12 giờ qua tổng số mẫu tiếp nhận là 1.563 mẫu. Đã có kết quả 1.091 mẫu, phát hiện 07 ca Dương tính. Số mẫu chờ kết quả: 472 mẫu.
Thông tin cụ thể các bệnh nhân Dương tính mới như sau:
1. BN H.T.S, nữ, sinh 1959. Địa chỉ: xóm Ái Quốc, Diễn Hồng, Diễn Châu. BN là mẹ và là F1 của BN N.H.T (lái xe đường dài Bắc-Nam) được công bố ngày 2/9 ở Đồng Nai. Sáng ngày 02/9, BN được tin con trai ở Đồng Nai dương tính với Covid-19, BN ra trạm y tế khai báo và được lấy mẫu làm XN gửi CDC, tối ngày 2/9 cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
2. BN N.X.S, nam, sinh 1996. Địa chỉ: xóm Ái Quốc, Diễn Hồng, Diễn Châu. BN là F1 của BN N.X.T (lái xe đường dài Bắc-Nam) được công bố ngày 2/9 ở Đồng Nai. Sáng ngày 02/9, BN được tin BN N.X.T ở Đồng Nai dương tính với Covid-19, BN được cách ly tập trung và lấy mẫu làm XN gửi CDC, tối ngày 2/9 cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
3. BN P.T.T, nữ, sinh 1968. Địa chỉ: xóm Ái Quốc, Diễn Hồng, Diễn Châu. BN là F1 của BN H.T.S được công bố cùng lúc. Sáng ngày 02/9, được tin BN H.T.S test nhanh dương tính với Covid-19, BN được cách ly tập trung và lấy mẫu làm XN gửi CDC, tối ngày 2/9 cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
4. BN N.M.T, nam, sinh 1971. Địa chỉ: Liên cơ, Hưng Bình, TP Vinh. BN là F1 của BN N.T.N đã được công bố trước đó. Ngày 29/8, BN hết thời gian cách ly tập trung, được về cách ly tại nhà. Sáng ngày 02/9, BN được lấy mẫu làm XN gửi CDC, tối ngày 2/9 cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
5. BN N.M.H, nam, sinh 1998. Địa chỉ: Liên cơ, Hưng Bình, TP Vinh. BN là F1 của BN N.T.N đã được công bố trước đó. Ngày 29/8, BN hết thời gian cách ly tập trung, được về cách ly tại nhà. Sáng ngày 02/9, BN được lấy mẫu làm XN gửi CDC, tối ngày 2/9 cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
6. BN N.T.B.C, nữ, sinh 2012. Địa chỉ: Phan Đình Phùng, Hoa Thành, Yên Thành. BN là F1 BN T.T.L đã được công bố trước đó. BN được cách ly Trường tiểu học Hoa Thành và lấy mẫu 4 lần cho kết quả âm tính. Sáng ngày 02/9, BN được lấy mẫu làm XN lần 5 gửi Bệnh viện ĐK Quang Khởi, tối ngày 2/9 cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
7. BN L.T.H, nữ, sinh 1991. Địa chỉ: xóm 5, Phúc Thành, Yên Thành. BN là công nhân công ty may L.A. Ngày 26/8, BN được cách ly tập trung và được lấy mẫu cho kết quả âm tính. Ngày 31/8, BN được lấy mẫu gộp cho kết quả nghi ngờ dương tính. Ngày 2/9, BN được lấy lại mẫu đơn gửi Bệnh viện ĐK Quang Khởi, sáng ngày 3/9 cho kết quả khẳng định Dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Hà Nội thêm 13 ca mắc Covid-19, trong đó 1 người bán hàng online tại quận Tây Hồ
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 2-9 đến 6h ngày 3-9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 13 ca nhiễm mới, trong đó có 1 ca tại cộng đồng, 11 ca tại khu cách ly và 1 ca tại khu vực phong tỏa.
Các ca mắc mới phân bố tại 5 quận, huyện: Thanh Xuân (6), Đống Đa (3), Đông Anh (2), Tây Hồ (1), Nam Từ Liêm (1) và phân bố theo chùm ca bệnh: Chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng (1), chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (12).
Riêng 1 ca bệnh tại cộng đồng ghi nhận tại quận Tây Hồ, thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng.
Thông tin cụ thể 13 ca mắc mới như sau:
1 bệnh nhân (BN) thuộc chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng:
BN N.T.T.M, nữ, sinh năm 1990, ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. BN làm nghề bán hàng online. Ngày 28-8, BN xuất hiện sốt, ho, đau họng. Ngày 1-9, BN khai báo với trạm y tế được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ho sốt cộng đồng và có kết quả dương tính ngày 2-9.
12 BN thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng:
6 BN ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Các BN được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung tại Bệnh viện Than Khoáng sản - Thanh Xuân từ ngày 31-8. Ngày 1 và 2-9, họ được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính (do CDC Hà Nội thực hiện). Như vậy, tính từ ngày 23-8 đến sáng 3-9, phường Thanh Xuân Trung đã ghi nhận 398 ca mắc.
2 BN ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa: N.T.S, nữ, sinh năm 1940; V.V.T.Đ, nam, sinh năm 1961; các BN là mẹ và chồng của BN L.K.A, được chuyển cách ly ngày 25-8 (được lấy mẫu 2 lần kết quả âm tính). Ngày 1-9, họ được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thực hiện).
1 BN ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa: V.V.T, nam, sinh năm 1963, sống trong khu vực phong tỏa từ ngày 18-8. Ngày 31-8, BN xuất hiện sốt, đau rát họng, ngày 2-9 được lấy mẫu và có kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).
1 BN ở thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh: Đ.T.T, nam, sinh năm 1996, là F1 của BN Đ.T.N, được đi cách ly từ ngày 17-8. Trong quá trình cách ly, BN có sốt, đau rát họng, mệt mỏi được chuyển Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh và được lấy mẫu ngày 1-9 cho kết quả xét nghiệm dương tính (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thực hiện).
1 BN ở xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh: Đ.T.X, nữ, sinh năm 1949, là F1 (mẹ) của BN L.T.H, ngày 29-8 được lấy mẫu (kết quả âm tính) và chuyển cách ly tập trung. Ngày 3-9, BN được lấy mẫu và có kết quả dương tính (Bệnh viện Vinmec thực hiện).
1 BN ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm: C.Đ.K, nam, sinh năm 2010, là F1 (con) của BN N.T.T.H. Ngày 2-9, BN được lấy mẫu và có kết quả dương tính (do CDC Hà Nội thực hiện).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay) là 3.379 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.554 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.825 ca.
Gần 260.000 ca đã được chữa khỏi, 10 địa phương đã qua 14 ngày không có ca mắc mới
Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam có 486.727 ca mắc COVID-19, trong số này có gần 260.00 ca đã khỏi. Có 10/62 địa phương đã qua 14 ngày không có ca mắc mới. Bình Dương vận hành thêm Bệnh viện dã chiến 2.000 giường.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 486.727 ca mắc COVID-19, đứng thứ 55/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.951 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 482.497 ca, trong đó có 256.550 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
+ Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (232.585), Bình Dương (122.732), Đồng Nai (25.328), Long An (23.221), Tiền Giang (10.136).
- 2 quận huyện đầu tiên của TP HCM công bố kiểm soát được dịch bệnh Covid-19
- Công Phượng tiếp sức quê hương Nghệ An chống dịch
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Rà soát khắc phục ngay thiếu sót trong phòng chống dịch từng xã phường
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.602 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 259.324
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.443 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.145
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.238
- Thở máy không xâm lấn: 176
- Thở máy xâm lấn: 858
- ECMO: 26
3. Số bệnh nhân tử vong:
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.138 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 962.340 xét nghiệm cho 1.306.892 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 15.347.523 mẫu cho 35.810.438 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 01/9 có 302.074 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 20.542.325 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.660.772 liều, tiêm mũi 2 là 2.881.553 liều.
PV/TTXVN
Tags