Dừng thí điểm để 'rộng cửa' cho taxi công nghệ

Thứ Bảy, 07/03/2020 15:53 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn)- Cùng với việc dừng thí điểm xe hợp đồng điện tử từ 1/4/2020 và triển khai Nghị định số 10/2020 thì lĩnh vực vận tải công nghệ được kỳ vọng không còn vướng víu về mặt pháp lý

Từ 1/4, Hà Nội dừng hoạt động taxi công nghệ theo quy định mới

Từ 1/4, Hà Nội dừng hoạt động taxi công nghệ theo quy định mới

Ông Nguyễn Tuyển, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã thông báo các nội dung mới trong quản lý kinh doanh vận tải; trong đó, Nghị định 10/2020/NĐ - CP của Chính về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ban hành tháng 1 vừa qua sẽ thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP.

Sau hơn 2 năm soạn thảo với nhiều lần lấy ý kiến, ngày 17/1/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4/2020.

Chú thích ảnh

“Nghị định 10 được kỳ vọng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng hơn giữa hai loại hình taxi truyền thống và taxi công nghệ. Khoảng cách về giá giảm sẽ giúp giảm áp lực cạnh tranh cho các hãng taxi truyền thống”, một chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên liệu việc dừng thí điểm này có gây khó cho giới tài xế xe công nghệ và cho cả khách hàng? Mặt khác, hàng vạn xe trong diện này sẽ phải dừng hoạt động hoặc chuyển sang hình thức kinh doanh taxi theo nghị định mới, trong khi ở một số tỉnh thành, taxi đã quá tải, thì bài toán sẽ được giải quyết ra sao?

Về vấn đề này, Vụ Vận tải (Bộ GTVT) khẳng định Nghị định số 10 sẽ tháo gỡ cho doanh nghiệp (DN) khi quyết định dừng thí điểm xe hợp đồng điện tử.

Chú thích ảnh

Trong khi đó, về phía Grab (một trong những DN lớn triển khai hợp đồng điện tử trong vận tải hành khách tại Việt Nam) cho biết mọi hoạt động của họ vẫn diễn ra như bình thường, không có bất kỳ xáo trộn gì, thậm chí là vẫn đang tăng trưởng đều đặn. Grab mới đây đã công bố tiếp tục đầu tư thêm 500 triệu USD vào thị trường Việt Nam, nên chắc chắn không có chuyện dừng hoạt động.

Theo Nghị định mới, GrabCar đang hoạt động dưới dạng ôtô chở khách dưới 9 chỗ ngồi sử dụng hợp đồng điện tử không theo tuyến cố định. Do đó, xe hợp đồng dạng này sẽ phải dán 3 tem: Phù hiệu xe hợp đồng (thường gắn ở kính trước xe), logo hợp tác xã (gắn ở cửa xe), tem GrabCar (dán ở kính lái bên trong xe).

Chú thích ảnh
Giới taxi công nghệ kỳ vọng Nghị định 20/2020/NĐ-CP sẽ gỡ vướng cho họ

Như vậy, gần như hoạt động của GrabCar không bị xáo trộn khi áp dụng quy định mới. Hồ sơ để được cấp tem dán sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chỉ mất khoảng 2 ngày.

Và việc dừng thí điểm là để Nghị định số 10 có hiệu lực, giúp thương hiệu này và các DN vận tải công nghệ khác “rộng cửa” hơn và được công nhận chính thức, thay vì cứ phải mang danh thí điểm.

Chú thích ảnh

Theo đại diện Grab, trong Công văn số 1755/VPCP-CN ngày 23/2/2018 của Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý kéo dài thời gian thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1850/TTg-KTN cho đến khi Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP) được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Theo một số chuyên gia vận tải, khi áp dụng các quy định mới, hoạt động của Grab có thể không bị ảnh hưởng tại Việt Nam, thậm chí ngày càng minh bạch, bình đẳng trên thị trường, qua đó dường như cũng có nhiều cơ hội hơn. Các doanh nghiệp ứng dụng hợp đồng điện tử trong vận tải, không chỉ riêng Grab, cũng sẽ có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các loại hình dịch vụ khác.

Việc dán phù hiệu cũng giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu, thuận lợi trong quá trình sử dụng dịch vụ hàng ngày. Đây là cơ hội để Grab nâng cao chất lượng phục vụ. Tình trạng tài xế sử dụng xe chạy “chui” ứng dụng được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể, từ đó, nâng cao an toàn cho khách hàng và chính tài xế.

PTTT

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›