Indonesia: Hơn 40 người thiệt mạng do lũ quét

Chủ nhật, 17/03/2019 11:30 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Tính tới sáng 17/3, các thống kê sơ bộ cho biết ít nhất 42 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau trận lũ quét tại tỉnh Papua, miền Đông Indonesia.

Các tỉnh miền Trung chủ động phòng chống lũ quét và sạt lở đất

Các tỉnh miền Trung chủ động phòng chống lũ quét và sạt lở đất

Ngày 9/12, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai-Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 58 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Phú Yên

Theo giới chức tỉnh, nguyên nhân xảy ra lũ quét tại Sentani, gần thủ phủ Jayapura của tỉnh Papua, là do những trận mưa lớn trong ngày 16/3. Người phát ngôn Cơ quan thảm họa quốc gia Sutopo Purwo Nugroho cho biết ngoài số người thiệt mạng, ít nhất 21 người bị thương và hàng chục ngôi nhà bị tàn phá.

Con số thương vong và thiệt hại sẽ tiếp tục tăng khi lực lượng cứu hộ đang tiếp tục tới các khu vực bị ảnh hưởng.

Chú thích ảnh
Ảnh chụp màn hình

Trong suốt tuần qua, mưa lớn đã trút xuống miền Đông Indonesia, khiến nước sông Citarum trên đảo Java dâng tràn bờ, đồng thời gây lũ quét trên diện rộng. Cư dân tại vùng ngoại ô thành phố Bandung, cách thủ đô Jakarta 180 km về phía Đông, đã buộc phải lội qua các tuyến phố nước ngập tới ngực. Các hình ảnh hiện trường cũng cho thấy người dân phải di chuyển bằng thuyền gỗ và thuyền bơm hơi tới các địa điểm an toàn.

Lũ lụt thường xảy ra vào mùa mưa của Indonesia, kéo dài từ tháng 10 năm trước cho tới tháng 4 năm sau. Hồi tháng 1 vừa qua, ít nhất 70 người đã thiệt mạng khi lũ lụt và lở đất tấn công tỉnh Nam Sulawesi (Xu-la-uê-xi).

Mực nước Citarum, con sông dài nhất ở tỉnh Tây Java với chiều dài gần 300 km đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho người dân và cho việc tưới tiêu, nuôi trồng, thường xuyên dâng tràn bờ trong các trận mưa lớn.

Ngân hàng Thế giới gọi đây là "con sông ô nhiễm nhất thế giới" khi rác thải công nghiệp từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt của người dân cùng rác rưởi tràn ngập con sông này. Hồi tháng 2 năm ngoái, Chính phủ Indonesia đã công bố kế hoạch kéo dài 7 năm nhằm "tái sinh" sông Citarum.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›