(Thethaovanhoa.vn) - Cúng rằm tháng Giêng hay cúng Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Ông bà ta từ xưa đã có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
- Thả hoa đăng, ngắm đèn lồng rực rỡ trong đêm Nguyên tiêu ở Hội An
- Ngày xưa người Việt đón Tết Nguyên Tiêu như thế nào?
Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới âm lịch, dân gian ta thường gọi là Tết Nguyên Tiêu hay lễ Thượng Nguyên. Vào ngày rằm tháng Giêng này, ngoài việc sắm sanh mâm cỗ cúng tại gia; người Việt Nam còn thường đi lễ chùa, lễ Phật để cầu mong bình an, mạnh khỏe quanh năm.
Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên vào giờ Ngọ, là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết.
Mâm lễ mặn gồm có:
Năm lạng thịt vai luộc
Một bát canh măng
Một đĩa xào thập cẩm
Một đĩa nem
Một đĩa rau xào
Một đĩa giò
Một đĩa xôi gấc
Một đĩa hoa quả
Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu
Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.
Theo Báo Tin tức
Tags