Nấm độc - vẻ đẹp chết người

Chủ nhật, 14/06/2009 16:11 GMT+7

Google News
(TT&VH Online) - Có rất nhiều loại nấm đẹp, và nhiều loại trong số chúng trông rất ngon, thế nhưng bạn đừng bao giờ nghĩ đến chuyện ăn chúng. Bởi lẽ những loại nấm đó cực độc, thậm chí đến những loại côn trùng như sâu, rệp cũng không dám đến gần chúng.

1- Nấm hình não người



Nấm Gyromitra được biết đến như một loại nấm hình não người, có thể gây chết người nếu bạn ăn chúng mà chưa qua chế biến. Mặc dù một vài nước như Tây Ban Nha, Thụy Điển và một số quốc gia khác vẫn đang dùng chúng như một loại thức ăn, nhưng người ta nghi ngờ loại nấm Gyromitra chứa chất độc trung tính. Không giống với nhiều loại nấm độc khác, nấm Gyromitra thường gây ra những triệu chứng về thần kinh, như là hôn mê, hoặc là đau dạ dày.

2 - Chiếc mũ chết người

Đây là loại nấm có vẻ bề ngoài trông rất ngây thơ, thế nhưng nó lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều cái chết trên toàn cầu. Bạn không nên nhầm lẫn nó thuộc loài Agaricus (một loài nấm có thể ăn được, hình những chiếc cúc áo, thường có màu trắng). Loại nấm này có chứa 1/2 độc tính của cả hai loại chất độc phallotoxin và amanitin. Chỉ với 30 gam chất độc (chưa đến một cây nấm) cũng đủ để gây chết người. Triệu chứng thường xuất hiện 8 -12 tiếng sau khi ăn chúng và có thể tử vong trong vòng một tuần.

3 - Thiên thần chết

Một trong những loại thường xuyên gây chết người, nấm Amanita bisporigera hay còn gọi là Thiên thần chết, màu trắng, có hình dáng giống với các loại nấm ăn được. Tuy nhiên, Thiên thần chết có chứa chất độc amatoxin, một loại chất độc khiến các tế bào ngừng mọi hoạt động trao đổi chất (nguyên nhân dẫn đến chết người) thường bắt đầu từ gan và thận, nạn nhân chỉ chết trong vòng một ngày. Loại nấm này thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ.

4 - Nấm bắt ruồi

Nấm bắt ruồi, thuộc loài Amanita, độc tính không bằng những loài nêu trên. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tim rất dễ tử vong nếu ăn chúng. Loại nấm này có mũ tròn và dẹt, màu vàng hoặc vàng da cam, trên nắp mũ có núm màu vàng hoặc trắng, mặt dưới xòe ra như hình bánh xe, cuống nấm hơi to và thô, sống phổ biến ở Bắc Ireland.

5 - Nấm mạng



Đặc điểm của nó khá "quần chúng" nên rất khó nhận dạng. Do những cây nấm non thường có hình mạng giống như mạng nhện nên người ta gọi luôn nó là nấm hình mạng. Mạng này thường ít khi xuất hiện ở những cây nắm già. Nó là 1 trong 2 loại nấm độc nhất thế giới.

6 - Nấm nón đầu lâu

Thường được tìm thấy ở những vùng nhiệt đới, nấm Galerina marginata (hay còn gọi là nấm đầu lâu mùa thu) là loại cực kỳ độc

7 - Thiên thần hủy diệt

Nấm Amanita virosa, hay còn gọi là Thiên thần hủy diệt châu Âu, là một loại nấm độc có mùi khó chịu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn sử dụng chúng như một món ăn, do mũ nấm có hình dạng giống với nhiều loại nấm có thể ăn được như nấm hình cúc… Nhưng cây nấm non thường có hình giống như những quả trứng, màu sắc trắng tinh, thường mọc ở Đông Canada và Tây Bắc Thái Bình Dương, rất độc.

8 - Nấm mào (tên khoa học là Gyromitra infula)



Có hình yên ngựa màu nâu, dễ nhầm lẫn với những loại ăn được. Nhưng nấm mào (tên khoa học là Gyromitra infula) có chứa chất độc gyromitirin, có thể biến thành chất độc monomethylhydrazine, một trong những thành phần chế tạo nhiên liệu cho tên lửa. Loại nấm này không gây chết người ngay lần sử dụng đầu tiên như những loại nấm khác, mà nó tích tụ lâu dài, sau đó chuyển thành những chất gây ung thư.

9 - Nấm mũ vân cẩm thạch

Thường được tìm thấy ở vùng Hawaii, Australia và Nam Phi, là một loài nấm chứa chất độc amatoxins. Tên khoa học là Amanita marmorata.

10 - Cortinarius Speciosissimu

Cortinarius Speciosissimu là một loài nấm cực độc, thường tìm thấy ở vùng Bắc Italy. Nó thường sống ở dưới những cây có quả hình nón như cây thông và cây vân sam Scots, ngoài ra nó còn có thể sống dưới những cây tán rộng.

Cây nấm thường có màu vàng cam của gạch. Nó có thành phần độc tố cao. Chất độc thường xâm nhập vào thận. Sau khi ăn phải bạn sẽ rất khát nước, triệu chứng này đi liền với nóng và khô môi, nhức đầu, ớn lạnh, đau lưng hoặc đau bụng, nôn mửa. Tổn thương thận sau 3 đến 5 ngày.

Xuân Thanh (Theo Xinhuanet)

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›