(Thethaovanhoa.vn) - Chuyện cán bộ thôn Trung Thôn xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình thu lại tiền cứu trợ lũ lụt nhận phản ứng trái chiều từ phía dư luận. Tuy nhiên, ngoài chuyện thu tiền cứu trợ để phát đều cho các hộ còn lại, việc làm thế nào để hỗ trợ bền vững người dân sau thiên tai là điều đáng bàn.
- Đáng thương hay đáng giận?
- Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cứu trợ vùng lũ quê nhà Quảng Bình
- Cứu trợ vùng lũ nên mang theo gì?
Một chi tiết khác, 16 đoàn cứu trợ với những mức hỗ trợ khác nhau đến thôn Trung Thôn khiến những người cán bộ thôn này lúng túng và xử lý sai cả ý tưởng lẫn cách thực hiện. Rõ ràng, ít nhiều những người cán bộ thôn đang chịu sức ép khi hiện tại, những đoàn thiện nguyện đơn lẻ ngày một nhiều.
Để giảm bớt những lúng túng của địa phương, việc tham khảo hội Chữ thập đỏ, đơn vị nhiều năm ứng phó thảm họa cũng là một giải pháp.
Hội đã ban hành văn bản hướng dẫn việc phòng ngừa và ứng phó thảm họa. Cụ thể: Các cấp Hội cần nắm chắc phương châm 4 tại chỗ và nhân tố dựa vào cộng đồng. Chủ trương chung là Hội tham gia chuẩn bị cho cộng đồng, góp phần nâng cao năng lực của cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó thảm họa; tránh tư duy làm thay cộng đồng, “làm cho” cộng đồng, chú trọng hỗ trợ cộng đồng về thông tin, kiến thức, kỹ năng, giúp cộng đồng chủ động ứng phó khi thiên tai, thảm họa xảy ra.
Văn bản của Hội nhấn mạnh: Các hoạt động Hội tham gia phòng ngừa và ứng phó thảm họa gắn bó chặt chẽ với các hoạt động chăm sóc sức khỏe, nhất là khám chữa bệnh nhân đạo, sơ cấp cứu ban đầu; các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động nguồn lực; hoạt động nâng cao năng lực tổ chức và phát triển lực lượng tình nguyện viên chữ thập đỏ; hoạt động vận động chính sách, phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức trong phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
M. M
Tags