Sáng 12/6, các nữ sinh năm cuối trường Cao đẳng múa Việt Nam đã có một buổi trình diễn đầy xúc động sau bao nhiêu năm cùng nhau tập luyện, gắn bó.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngay sau lễ khai mạc, chương trình thi tốt nghiệp đã diễn ra với các bài thi múa cổ điển châu Âu K39/6 - lớp nữ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
10 nữ sinh đã trải qua 6 năm cùng nhau ăn ngủ, luyện tập và đây chính là lần cuối cùng họ trình diễn với nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lớp múa cổ điển châu Âu K39 do thạc sỹ-nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Quỳnh Lan làm chủ nhiệm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để có được động tác uyển chuyển, mềm mại như thiên nga, các nữ sinh không chỉ cần năng khiếu, mà còn phải trải qua 6 năm khổ luyện trên sàn tập. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngay từ nhỏ, những sinh viên này phải khổ luyện để đạt được sự mềm dẻo, linh hoạt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi nữ sinh sẽ thể hiện một phần thi riêng đầy cá tính và đặc sắc nhằm thuyết phục hội đồng chấm thi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Buổi thi tốt nghiệp, báo cáo thực tập chủ yếu là phần diễn của các học viên trường Múa sau thời gian khổ luyện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với sự hướng dẫn của giáo viên, các bài mua dự thi đều chuyên nghiệp và chỉn chu trong từng động tác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các nữ sinh phần lớn nhập trường khi ở độ tuổi 12 với hệ 6 năm, 15 tuổi với hệ 4 năm và theo học văn hóa và chuyên môn ngay tại trường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sáng 5/3, tại TP.Hồ Chí Minh, chương trình đồng diễn Áo dài với chủ đề “Tôi yêu Việt Nam” và Hành trình xe đạp “Năng động áo dài” đã diễn ra với sự tham gia của hơn 3.000 nữ sinh.
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Màn trình diễn nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của học viên các lớp múa Dân tộc. Cũng trong ngày 12/6, các nữ sinh lớp múa Dân tộc sẽ trình diễn bài thi tốt nghiệp của mình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nữ sinh Lê Hoàng Phương Linh (số báo danh 04) là sinh viên nổi trội nhất. Linh được lớn lên trong gia đình nghệ thuật, mẹ là biên đạo múa. Các thầy cô trường Múa đánh giá Linh có hình thể và kỹ thuật tốt, hứa hẹn sẽ là một vũ công triển vọng trong tương lai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau tiết mục cuối cùng trên sân khấu, các nữ sinh gục đầu lên vai nhau òa khóc trong tiếng vỗ tay đầy cảm xúc của khán giả. Sau 6 năm khổ luyện tại Cao đẳng Múa Việt Nam, sinh viên sẽ ứng tuyển vào các đoàn, nhóm nghệ thuật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ.
Tải về: video/mp4
Màn trình diễn đầy cảm xúc của các nữ sinh trường Múa. (Video: Minh Sơn/Vietnam+)
“Trường của Malia đã đề nghị tôi phát biểu tại lễ phát bằng và tôi đã nói không. Tôi sẽ đeo kính đên… và tôi sẽ khóc đấy”.
Theo Vietnam+